Hãy đăng bài và bài viết ca bn s đưc lên top tìm kiếm google

Diễn đàn SEO bài viết lên Google Search tốt nhất

10 BỆNH TÂM LÝ MÀ CHÚNG TA THƯỜNG LẦM TƯỞNG LÀ TÍNH CÁCH ( CHỦ ĐỀ: TRIỆU...

Thảo luận trong 'J2TEAM Community' bắt đầu bởi Ánh Tuyết, 4/8/21.

  1. 10 BỆNH TÂM LÝ MÀ CHÚNG TA THƯỜNG LẦM TƯỞNG LÀ TÍNH CÁCH

    ( CHỦ ĐỀ: TRIỆU CHỨNG & HỘI CHỨNG TÂM LÝ )

    Hầu hết chúng ta đều nghĩ bệnh tâm lý là những vấn đề trầm trọng về thần kinh, thật ra đây có thể là nguy cơ tiềm ẩn trong những nét tính cách phổ biến như cẩu thả, nhạy cảm, đa nghi… Bạn có thể đang trong tình trạng tâm lý “bất bình thường” mà không hề biết!

    Chúng ta thường có xu hướng lý giải hành động của một người thông qua tính cách của họ. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng vì nhiều người nhầm lẫn giữa tính cách và bệnh tâm lý. Đôi khi, bạn nghĩ những hành động và cách ứng xử của mình là bản tính tự nhiên nhưng lại có thể là dấu hiệu của bệnh tâm lý.

    Đôi khi, bạn nghĩ những hành động và cách ứng xử của mình là bản tính tự nhiên nhưng lại có thể là dấu hiệu của bệnh tâm lý.

    Vì thế, hãy cùng xem bạn có đang mắc các bệnh tâm lý rất dễ nhầm lẫn với tính cách sau đây không nhé!

    1. Bệnh tâm lý chống đối xã hội & Tính cách cẩu thả

    Những người mắc phải bệnh tâm lý rối loạn nhân cách chống đối xã hội (antisocial personality disorder – ASPD) luôn dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và làm việc ít hơn. Mặc dù đây là điều bất kỳ ai cũng muốn, nhưng với một số người có tính cách cẩu thả thì việc này lại quá mức kiểm soát.

    Những biểu hiện giúp bạn nhận ra tính cẩu thả không hề bình thường khi:

    • Thường xuyên nói dối

    • Sống dựa dẫm và ỷ lại vào người khác

    • Nhiều lần bị sa thải công việc

    • Mua sắm chi tiêu không có kế hoạch rõ ràng

    2. Bệnh tâm lý rối loạn nhân cách phân liệt & Tính cách nhút nhát

    Những người mắc phải căn bệnh này sẽ cố gắng giới hạn bản thân tránh khỏi sự tiếp xúc với người khác.

    Sự nhút nhát hay sợ sệt diễn ra trong một thời gian dài có thể dẫn đến bệnh tâm lý rối loạn nhân cách phân liệt (schizoid personality disorder – SPD). Đó là khi bạn hoàn toàn không muốn kết nối với mọi người xung quanh.

    Những người mắc phải căn bệnh này sẽ cố gắng giới hạn bản thân tránh khỏi sự tiếp xúc với người khác. Đó là lý do vì sao họ thường lựa chọn những công việc làm tại nhà hoặc những hoạt động không yêu cầu giao tiếp. Tính hướng nội có thể dẫn đến bệnh tâm lý trên nếu bạn có những biểu hiện phổ biến như:

    • Thờ ơ với mọi lời phê bình hoặc khen ngợi

    • Chỉ chơi thân với một người bạn duy nhất

    • Thường xuyên mơ mộng và nghĩ về những điều phi thực tế

    • Quá nhạy cảm và sợ hãi về những người xung quanh

    3. Bệnh tâm lý rối loạn nhân cách gây hấn thụ động & Tính cách trì hoãn

    Những người hay trì hoãn thường không tuân theo các luật lệ hoặc quy tắc xã hội. Họ thường làm các việc cần thiết một cách chậm trễ. Triệu chứng này có thể dẫn đến bệnh tâm lý rối loạn nhân cách gây hấn thụ động (passive-aggressive personality disorder). Ngoài ra, còn có thể kèm theo đó là chứng trầm cảm dai dẳng.

    Triệu chứng này có thể dẫn đến bệnh tâm lý rối loạn nhân cách gây hấn thụ động (passive-aggressive personality disorder).

    Đối với một số người, tính cách trì hoãn có thể là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, điều này có thể trở thành vấn đề đáng lo nếu xuất hiện một số dấu hiệu.

    • Tốc độ làm việc rất chậm và hiệu suất kém

    • Cảm thấy khó chịu khi phải đáp ứng yêu cầu làm một việc nào đó

    • Phản ứng tiêu cực với những lời khuyên của mọi người xung quanh

    • Thường xuyên cảm thấy tức giận một cách vô lý.

    4. Bệnh tâm lý rối loạn nhân cách ranh giới & Tính cách bốc đồng

    Nếu một người không cố gắng kiểm soát cơn giận của họ thì có thể dẫn đến chứng bệnh tâm lý rối loạn nhân cách ranh giới (borderline personality disorder – BPD). Một trong những biểu hiện là họ nhanh chóng thay đổi quan điểm thất thường. Ví dụ, bạn nghĩ rằng ăn trứng chiên có hại cho dạ dày và bạn ghét điều này. Tuy nhiên, chỉ sang ngày hôm sau bạn lại chiên trứng cho bữa ăn sáng.

    Tất nhiên, tính cách bốc đồng đơn giản không hẳn là tiêu cực. Đây chỉ trở thành một căn bệnh tâm lý nếu bạn mắc phải những biểu hiện như:

    • Dễ thay đổi bạn bè và người yêu

    • Thường xuyên tiêu tiền hoang phí mà không suy nghĩ

    • Lái xe không cẩn thận

    • Thay đổi tâm trạng thất thường và thường có cảm giác chán nản, mệt mỏi.

    5. Bệnh tâm lý rối loạn nhân cách tránh né & Tính cách tự ti

    Những người có tính cách tự ti thường có xu hướng tự trách và đổ lỗi cho bản thân. Họ trốn tránh giải quyết vấn đề và chọn cách tránh né. Hội chứng tâm tâm lý này được gọi là rối loạn nhân cách tránh né (avoidant personality disorder – AvPD). Thậm chí họ có thể gặp hoảng loạn, trầm cảm và rối loạn giấc ngủ.

    Thái độ tự phê bình bản thân chỉ có ích với mức độ vừa phải. Điều đó đủ để tạo động lực cho chúng ta cố gắng và tự phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, tính cách tự ti có thể chuyển thành bệnh tâm lý với những biểu hiện như:

    • Cảm thấy tức giận bản thân khi nhận những lời chỉ trích hoặc không đồng ý

    • Né tránh những điều ngớ ngẩn hoặc vô lý

    • Phóng đại những khó khăn, rủi ro tiềm ẩn của những hành động vốn dĩ rất bình thường

    • Luôn né tránh giao tiếp với mọi người vì sợ bản thân sẽ nói sai điều gì đó.

    6. Bệnh tâm lý rối loạn nhân cách hoang tưởng & Tính cách đa nghi

    Nhìn chung, chúng ta đều có tính đa nghi ở một thời điểm nào đó và điều này khá bình thường. Tuy nhiên, đối với một số người thì tính đa nghi lại vượt quá sức tưởng tượng. Họ có thể lén lút xem tài khoản cá nhân của người khác mà không có sự cho phép. Đôi khi họ nghe lén các cuộc trò chuyện và thậm chí là thuê thám tử tư để điều tra.

    Một người đa nghi sẽ làm những điều khiến họ thất vọng, đau khổ. Điều này dễ dẫn đến chứng bệnh tâm lý rối loạn nhân cách hoang tưởng (paranoid personality disorder – PPD). Một số biểu hiện phổ biến của căn bệnh này là:

    • Thường xuyên nghi ngờ tình cảm của người yêu – Một số biểu hiện phổ biến của căn bệnh này

    • Thường xuyên nghi ngờ tình cảm của người yêu

    • Tìm kiếm những ý nghĩa đằng sau hành động của một người

    • Luôn cảm thấy mọi người xung quanh có lỗi với mình

    • Không hề có chút hài hước nào trong cuộc sống hằng ngày.

    7. Bệnh tâm lý rối loạn nhân cách phụ thuộc & Tính cách dễ thỏa hiệp

    Việc phụ thuộc vào bạn bè hay gia đình là biểu hiện khá bình thường đối với mọi người. Tuy nhiên, nó được xem là bệnh tâm lý rối loạn nhân cách phụ thuộc (dependent personality disorder – DPD) nếu bạn dựa dẫm vào người khác quá mức. Bạn sẽ thấy khó khăn hoặc thậm chí không thể đưa ra quyết định mà không được sự chấp nhận của một ai đó.

    Căn bệnh tâm lý này cũng có một vài dấu hiệu như:

    • Chấp nhận thỏa hiệp với mọi người xung quanh dù biết rằng họ đã sai

    • Cảm thấy khó chịu khi ở một mình và làm bất cứ điều gì để tránh ở một mình

    • Làm những hành động khó chịu cho bản thân để làm vừa lòng người khác

    • Luôn nghĩ rằng những người xung quanh đang phản bội bạn.

    8. Bệnh tâm lý rối loạn nhân cách kịch tính & Tính cách nhạy cảm

    Sự nhạy cảm quá mức có thể là một triệu chứng của bệnh tâm lý rối loạn nhân cách kịch tính (histrionic personality disorder), hay còn gọi là chứng cuồng loạn. Bất kỳ ai trong chúng ta cũng đều muốn thu hút sự chú ý với mọi người.

    Sự nhạy cảm quá mức có thể là một triệu chứng của bệnh tâm lý rối loạn nhân cách kịch tính

    Tuy nhiên, có đôi khi điều này thể hiện bằng sự tức giận hoặc phản ứng thái quá. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến của chứng rối loạn cảm xúc như:

    • Mong muốn được giúp đỡ, chấp nhận hoặc khen ngợi từ ai đó thái quá

    • Không có khả năng tập trung làm việc trong thời gian dài

    • Thay đổi cảm xúc thất thường và nhanh chóng

    • Ghét sự trì hoãn khi bạn mong muốn làm điều gì đó ngay lập tức.

    9. Bệnh tâm lý rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế & Tính cách cầu toàn bệnh tâm lý

    Những người theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo một cách liều lĩnh và cố chấp có thể mắc phải bệnh tâm lý rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế (obsessive-compulsive personality disorder). Căn bệnh tâm lý này xuất phát từ môi trường mà bạn đang sống, luôn coi trọng chất lượng như chú ý đến tiểu tiết, tự kỷ luật bản thân. Tất cả chúng ta đều theo đuổi và cố gắng đáp ứng những kỳ vọng này.

    Căn bệnh tâm lý này xuất phát từ môi trường mà bạn đang sống, luôn coi trọng chất lượng như chú ý đến tiểu tiết, tự kỷ luật bản thân

    Tuy nhiên, nó lại có thể dẫn đến một vấn đề nghiêm trọng. Đó là chúng ta sẽ dễ vô cảm với mọi thứ, theo chủ nghĩa giáo điều và tâm lý trở nên trì trệ, không linh hoạt. Bản chất của những người cầu toàn là hành động vội vàng và hấp tấp, nếu không sẽ thấy lo lắng.

    Một người cầu toàn quá mức thường có những dấu hiệu phổ biến như:

    • Không muốn dành thời gian riêng cho bản thân vì sợ làm việc không hiệu quả

    • Từ chối làm những điều không cần thiết và vô ích

    • Cảm thấy sợ hãi khi mắc lỗi dù nhỏ nhặt

    • Mong muốn làm hết việc của người khác vì nghĩ rằng họ sẽ không làm tốt được

    10. Bệnh tâm lý rối loạn nhân cách ái kỷ & Tính cách tự tin

    Tự đánh giá cao bản thân là tốt hơn nhiều so với việc tự trách cứ bản thân. Tuy nhiên, bạn có thể mắc bệnh tâm lý rối loạn nhân cách ái kỷ (narcissistic personality disorder). Đó là khi bạn cảm thấy bản thân tài giỏi, quyến rũ hay thậm chí là tốt nhất so với mọi người.

    • Bạn dễ mắc chứng trầm cảm và có cảm giác tự ti nếu không được công nhận xứng đáng.

    • Bạn dễ mắc chứng trầm cảm và có cảm giác tự ti nếu không được công nhận xứng đáng. Dưới đây là một vài dấu hiệu của chứng rối loạn nhân cách này:

    • Giận dữ thái quá khi nhận lời chỉ trích hoặc phê bình

    • Lợi dụng mọi người để đạt được mục tiêu của bản thân

    • Mong đợi nhận được sự đối xử đặc biệt từ người khá

    • Liên tục mơ ước bản thân trở thành người giàu có

    Vấn đề lớn nhất của việc tự yêu bản thân là sự bất xứng giữa kỳ vọng và thực tế sẽ khiến cho bạn cảm thấy vô dụng, thay đổi tâm trạng thất thường và nỗi sợ xấu hổ.

    Tổng hợp từ: tamlyhochiendai.com

    ----

    #j2team_knowledge
    #j2team_share
    [​IMG]
     
  2. Tôi đi nhập viện đây, chào ae
     
  3. 7/10 ỦA vậy giờ nên nhập bệnh viện nào
     
  4. chơi tý đá xong kiểu:
     
  5. Tôi thì gần hết nhưng là vế sau. Chẳng phải rối loạn nào cả.
     
  6. Tôi là hạt đậu xanh
     
  7. Có đủ :(((
     
  8. bv nào hay bs nào chữa bệnh này v… t đang cần chữa trị gấp
     
  9. bị số 2. làm biếng kết bạn quá
     
  10. Tại mấy ông ghiền bấm điện thoại hết đó
     
  11. Dính 2 5 7. Tôi sắp đi xa r
     
  12. =)) đọc xong thấy mình bị tâm lý nặng cmnr
     
  13. sandicos55

    sandicos55 Người bắt chuyện

    55%
    19/4/24
    6,649
    0
    36
    Nam
    If you are interested in growing your social media accounts and shopping, join the community at Vui lòng đăng kí hoặc đăng nhập để thấy liên kết tại BigMMO
    ToolsKiemTrieuDoGroup and Vui lòng đăng kí hoặc đăng nhập để thấy liên kết tại BigMMO to learn about airdrop cheats and free whitelist
    //////////////////////////// Get FREE Here ✔️✔️✔️ Vui lòng đăng kí hoặc đăng nhập để thấy liên kết tại BigMMO
    Vui lòng đăng kí hoặc đăng nhập để thấy liên kết tại BigMMO
    Vui lòng đăng kí hoặc đăng nhập để thấy liên kết tại BigMMO
    Vui lòng đăng kí hoặc đăng nhập để thấy liên kết tại BigMMO
    Vui lòng đăng kí hoặc đăng nhập để thấy liên kết tại BigMMO
    Vui lòng đăng kí hoặc đăng nhập để thấy liên kết tại BigMMO
    Vui lòng đăng kí hoặc đăng nhập để thấy liên kết tại BigMMO
    Vui lòng đăng kí hoặc đăng nhập để thấy liên kết tại BigMMO
    Vui lòng đăng kí hoặc đăng nhập để thấy liên kết tại BigMMO
    Vui lòng đăng kí hoặc đăng nhập để thấy liên kết tại BigMMO