Tắt Quảng Cáo [X] Đăng Nhập để ẩn Tất Cả Quảng Cáo Đối với phụ nữ khi mang thai, việc hít phải khói thuốc thụ động có thể bị sảy thai, thai nhi chậm phát triển hoặc đẻ non. Nguy cơ sảy thai ở phụ nữ hút thuốc cao gấp ba lần so với phụ nữ không hút thuốc. Đối với trẻ em, hút thuốc thụ động gây viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, làm nặng thêm các triệu chứng hen và là một trong những nguyên nhân gây đột tử ở trẻ sơ sinh. Theo ước tính, có khoảng 40.000 người tử vong tại Việt Nam do thuốc lá, gấp 3 lần số lượng người tử vong do tai nạn giao thông. COVID-19 là một bệnh truyền nhiễm chủ yếu tấn công phổi. Hút thuốc lá làm suy yếu chức năng phổi khiến cơ thể khó chống lại virus SARS-CoV-2 và các bệnh khác. Vui lòng đăng kí hoặc đăng nhập để thấy liên kết tại BigMMO Khói thuốc thụ động làm tăng 22% nguy cơ trẻ sinh nhẹ cân và làm giảm cân nặng trẻ sơ sinh từ 200 đến 400 gram. Mặt khác, trẻ hút thuốc thụ động sẽ kém phát triển chức năng phổi và làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh khác. Thông qua chiến dịch này, WHO kêu gọi các quốc gia tăng cường thực hiện các dịch vụ cai nghiện thuốc lá, khuyến khích người hút thuốc tiếp cận các dịch vụ cai nghiện thuốc lá theo khuyến cáo của WHO Hút thuốc lá cũng là yếu tố nguy cơ chính đối với các bệnh không lây nhiễm như bệnh tim mạch, ung thư, bệnh hô hấp và đái tháo đường, khiến những người mắc các bệnh này có nguy cơ mắc bệnh nặng hơn khi bị nhiễm COVID-19. Theo nghiên cứu của WHO, khói thuốc lá chứa tới hơn 7000 chất, phần lớn là chất độc hại, trong đó có khoảng 60 chất là tác nhân gây ung thư, đặc biệt nguy hiểm nhất là nicotine... Trong khói thuốc lá còn có nhiều chất kích thích khối u, kích thích gây viêm nhiễm đường hô hấp, gây tổn thương trong lòng mạch máu. Vui lòng đăng kí hoặc đăng nhập để thấy liên kết tại BigMMO Trong số 40.000 ca tử vong thì số lượng người hút thuốc lá chỉ là một nửa, còn lại là những người không liên quan nhưng cũng bị ảnh hưởng bởi khói thuốc lá. Hút thuốc lá là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và làm tăng mức độ nghiêm trọng của các bệnh về đường hô hấp. Theo đánh giá của hội đồng các chuyên gia y tế công cộng được WHO triệu tập vào ngày 29/4/2020 cho thấy, trong bối cảnh đại dịch COVID-19, những người hút thuốc có nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe do COVID-19 cao hơn so với những người không hút thuốc. Khi hút thuốc lá, khói thuốc qua phổi ngấm vào máu, tích luỹ lâu ngày trở thành điều kiện và nguyên nhân gây nên các bệnh như: Bệnh tim mạch, bệnh ung thư, bệnh hô hấp, bệnh răng và lợi và một số bệnh khác làm tăng nguy cơ loãng xương gây đau nhức cơ thể, khó ngủ và giảm thể lực cơ thể do thiếu ôxy mãn tính… Thuốc lá giết chết hơn 8 triệu người trên toàn cầu mỗi năm. Trong đó hơn 7 triệu người tử vong do sử dụng thuốc lá trực tiếp và khoảng 1,2 triệu người tử vong dù không hút thuốc nhưng tiếp xúc với khói thuốc một cách thụ động. Người trực tiếp hút thuốc lá, hay còn gọi hút thuốc chủ động, nguy cơ cao mắc các bệnh nan y như ung thư, tim mạch, phổi… Đối với người không hút thuốc, hay gọi là hút thuốc thụ động, là hít phải khói thuốc từ điếu thuốc đang cháy hoặc khói thuốc do người hút thuốc phả ra, cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh nguy hiểm. Nguyên nhân do khói thuốc thụ động chứa hàng nghìn các hóa chất độc hại. Phó Giáo sư Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), Giám đốc Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá cho biết, Việt Nam có 33 triệu người không hút thuốc nhưng thường xuyên hít phải khói thuốc tại nhà và hơn 5 triệu người trưởng thành không hút thuốc thường xuyên hít phải khói thuốc tại nơi làm việc. Nghiên cứu gần đây cho thấy, tỷ lệ người không hút thuốc lá phơi nhiễm với khói thuốc lá thụ động ở Việt Nam cao nhất ở quán bar, cà phê, nhà hàng. Nhằm giảm tỷ lệ hút thuốc lá, giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong trên toàn cầu do các bệnh liên quan đến thuốc lá, vừa qua, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phát động chiến dịch hướng đến mục tiêu 100 triệu người trên thế giới cam kết và bắt đầu nỗ lực bỏ thuốc lá. Phụ nữ và trẻ em là một trong hai đối tượng thường xuyên hít phải khói thuốc thụ động.