Tắt Quảng Cáo [X] Đăng Nhập để ẩn Tất Cả Quảng Cáo **[LÃI KÉP – CON ĐƯỜNG DỄ NHẤT ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC TỰ DO TÀI CHÍNH CHO BẤT KỲ AI]** Chỉ với 10 triệu VNĐ tiền rảnh rỗi hàng tháng, bạn có thể về hưu (sau 35 năm) với 1 triệu đô (~23 tỉ) như trong hình ảnh minh hoạ phía dưới hay không? Câu trả lời là có, và không phải quá khó? Vậy chúng ta thử xem qua một số ví dụ dưới đây nha! ------ **Ví dụ 1: **Bạn có **10 triệu** tiền nhàn rỗi 1 tháng, bạn lên kế hoạch nghỉ hưu sau 35 năm làm việc * Bạn không có kiến thức về đầu tư, bạn gửi ngân hàng với lãi suất 6%/năm - Sau 35 năm bạn có **~ 13,3 tỉ** * Bạn dành 10tr mỗi tháng mua trái phiếu, lãi suất trung bình 8%/năm - Sau 35 năm bạn có **~ 20,6 tỉ** * Bạn dành 10tr mỗi tháng đầu tư vào quỹ ETF (VD:E1VFVN30), lãi suất kỳ vọng trong dài hạn là 12% / 1 năm - Sau 35 năm bạn có **~ 51,7 tỉ** * Bạn có hiệu suất đầu tư ngang với Warren Buffett, tức là ~20%/năm, sau 35 năm bạn có **353,8 tỉ** Vậy dù bạn có phải nhà đầu tư đại tài hay chỉ là một người lao động bình thường, bạn hoàn toàn có thể đạt tự do tài chính sau 35 năm (thời gian làm việc tiêu chuẩn trước khi nghỉ hưu) với khoản đầu tư** 10tr / 1 tháng.** ------ **Ví dụ 2:** Nếu bạn nói rằng, bạn không có 10tr / 1 tháng, bạn chỉ có **5 triệu** thôi thì sau 35 năm bạn có gì: * Gửi ngân hàng 6%/năm - Bạn có **6,6 tỉ** * Tương tự với trái phiếu 8%/1 năm - Bạn có **10,3 tỉ** * ETF 12%/năm - Bạn có ~**25,9 tỉ** * Warrent Buffett 20%/năm - Bạn có ~**177 tỉ** ------ **Ví dụ 3:** Nếu bạn chỉ có **2 triệu** mỗi tháng thì sao - Gửi ngân hàng 6%/năm - Bạn có ~**2,6 tỉ** - Tương tự với trái phiếu 8%/1 năm - Bạn có ~**4,1 tỉ** - ETF 12%/năm - Bạn có ~10,4 tỉ - Warrent Buffett 20%/năm - Bạn có ~**70,7 tỉ** ------ Những con số đã chỉ ra rằng với bất kỳ ai, dù chỉ bỏ ra **2 triệu **đồng mỗi tháng bạn đã có thể có cho mình một kế hoạch về hưu tương đối ổn, thậm chí là đạt được tự do tài chính nếu bạn đầu tư có hiệu quả. Vậy rào cản là gì, điều khó nhất chỉ là kỷ luật bản thân, lãi kép chỉ phát huy giá trị trong thời gian đủ dài, đầu tư từ càng sớm, càng có kết quả cao. Và lời khuyên cuối cùng đó là** thay vì tiết kiệm phần còn lại sau khi chi tiêu thì hãy chi tiêu phần còn lại sau khi đã tiết kiệm.** ------ **Reference:** - Hình ảnh minh hoạ áp dụng việc tích luỹ **10 triệu VNĐ** mỗi tháng, trong 35 năm với lãi suất trung bình **~8.5%/năm** (tương đương với mức lãi suất của trái phiếu doanh nghiệp). #j2team_share #j2team_knowledge -------- **Mình xin lỗi vì các bạn comment nhiều quá và cũng nhiều ý kiến trái chiều. Mình xin phép đại diện phản hồi ở cuối bài viết này luôn để các bạn tiện theo dõi:** **Thứ 1. Về rủi do lạm phát?** * Mình nhớ không nhầm thì VN lạm phát tầm 3% - 4% / 1 năm, tuy rằng phương pháp tính dựa trên rổ hàng hoá có giới hạn, mình giả sử rằng lạm phát thực tế có thể lên tới 6% / 1 năm. Thì việc của chúng ta là cố gắng tăng hiệu suất đầu tư lên hơn con số đó. VD đơn giản là đầu tư trái phiếu để có được mức tăng trưởng > 8% / 1 năm (tương đối an toàn), và tương đối đủ để phòng thủ trước lạm phát mà vẫn sinh thêm giá trị theo thời gian. **Thứ 2. Rủi do đầu tư, chứng khoán lúc lên lúc xuống thì sao?** * Đó là câu hỏi triệu đô, nếu ai cũng đầu tư 1 phát ăn ngay thì giàu hết rồi. Tất nhiên việc chúng ta làm không phải loại bỏ 100% rủi do mà là giảm thiểu rủi do. Ví dụ 1: Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của những doanh nghiệp uy tín như Massan, Vingroup với lãi suất tầm 8-9% / 1 năm. Gần như an toàn tuyệt đối vì những doanh nghiệp này gần như không thê phá sản trong 1-2 năm. Ví dụ 2 chúng ta thống kê về hiệu suất của VN30 trong 7 năm gần nhất trung bình là 15%/ 1 năm (nếu có biến động thêm thì mình nghĩ nó sẽ khó dưới 12%/1 năm trong dài hạn). Và nó khá an toàn, thay vì lo sự rủi do, các bạn trẻ nên tìm hiểu và học về kiến thức tài chính. **Thứ 3. Lý thuyết, mầu hồng, self-help...vv?** * Vậy các bạn có phương pháp gì tốt hơn? Hay sáng nhịn ăn, tối uống trà sữa, cuối tháng không còn đồng nào tiết kiệm, rồi 30 năm sau về hưu vẫn phải lai lưng ra đi làm. Mình xin phép cười hahahahaha... Không phải ai cũng giỏi tính toán, nhưng có những công cụ này ai cũng có thể lên kế hoạch cho mình + với tìm hiẻu một chút về tài chính & đầu tư, mình tin ai cũng làm được, kể cả thế hệ của bố mẹ chúng ta. Thân!
lãi kép là kì quan thứ 8, ai tận dụng được thì giàu mà không thì được người giàu lấy tiền giúp thôi )))))
Ở đâu chứ ở Việt Nam mà áp dụng cái này chỉ có đi ăn mày. Công nghệ lõi ở Việt Nam là đầu tư vào bất động sản, đến mấy ông xe ôm còn biết điều đó.
Mình không biết bạn học Xác suất thống kê chưa, nhưng mình muốn bạn hiểu rằng cuộc sống mỗi người mỗi một ngày, một giờ, một phút, một giây thôi cũng đã tồn tại ít nhất một biến cố. Một ví dụ đơn giản, người ta xem việc rơi máy bay là một biến cố không thể, do xét trên lượt bay tai nạn trên lượt bay thành công là một xác suất rất nhỏ, nhưng cuối cùng, một ngày nào đó, một chiếc máy bay xấu số đã rơi. Cũng như vậy, bài viết nói về việc khai thác tiền nhàn rỗi, với một điều kiện lý tưởng mà các biến cố bất lợi bằng 0, bởi nếu xấp xỉ 0 thì vẫn xảy ra. Nhưng mà thực tế liệu cuộc sống bên ngoài có lý tưởng hay không thì chủ bài viết đã thừa biết, chủ bài viết cố tình bỏ quên vô số yếu tố bất lợi có thể ảnh hưởng đến việc khai thác dòng tiền nhàn rỗi, để rồi vẽ nên một chiếc bánh phồng tôm nhìn rõ to, ăn rõ giòn sướng mồm nhưng chả có tác dụng làm no cái bụng cả.
Đầu tư trên Excel thì nhanh giàu thật. Thử so sánh mảnh đất cách đây 35 năm với mảnh đất đó bây giờ xem giá thế nào . Bát bún t ăn cách đây 20 chục năm có 2k mà giờ 35k rồi?