Hãy đăng bài và bài viết ca bn s đưc lên top tìm kiếm google

Diễn đàn SEO bài viết lên Google Search tốt nhất

# **CÁC LOẠI BUG PHỔ BIẾN NHẤT ** **1. Bug chức năng (Functional Bug)**...

Thảo luận trong 'Lập Trình Game' bắt đầu bởi Nguyễn Nguyễn Tuấn, 24/5/22.

  1. # **CÁC LOẠI BUG PHỔ BIẾN NHẤT **

    **1. Bug chức năng (Functional Bug)**

    Các lỗi chức năng được liên kết với chức năng của một thành phần phần mềm cụ thể. Ví dụ: Nút *Đăng nhập *không cho phép người dùng đăng nhập, nút *Thêm vào giỏ hàng* không cập nhật giỏ hàng, hộp tìm kiếm không phản hồi truy vấn của người dùng, v.v.

    Nói một cách dễ hiểu, bất kỳ thành phần nào trong ứng dụng hoặc trang web không hoạt động như dự kiến đều được gọi là bug chức năng.

    **2. Bug logic (Logical Bug)**

    Thông thường, lỗi logic sẽ làm gián đoạn quy trình làm việc dự kiến của phần mềm và khiến ứng dụng hoạt động không chính xác. Những bug này có thể dẫn đến hành vi phần mềm không mong muốn và thậm chí là sự cố đột ngột.

    Lỗi logic chủ yếu xảy ra do developer diễn giải sai logic của ứng dụng. Ví dụ về lỗi logic bao gồm:
    * Gán giá trị cho biến sai
    * Chia hai số thay vì cộng chúng với nhau dẫn đến kết quả không mong muốn

    **3. Bug quy trình làm việc (Workflow Bug)**

    Lỗi quy trình làm việc được liên kết với hành trình của người dùng (điều hướng) của một ứng dụng phần mềm. Ta lấy ví dụ về một trang web để người dùng điền biểu mẫu về lịch sử y tế của họ. Sau khi điền vào biểu mẫu, người dùng có ba tùy chọn để lựa chọn:
    1. Lưu
    1. Lưu và thoát
    1. Trang trước

    Từ các tùy chọn có sẵn, nếu người dùng nhấp vào “Lưu và thoát”, người dùng có ý định lưu thông tin đã nhập và sau đó thoát. Tuy nhiên, nếu nhấp vào nút Lưu và Thoát dẫn đến việc thoát khỏi biểu mẫu mà không lưu thông tin, đó chính là đến bug liên quan đến quy trình làm việc.

    **4. Bug cấp đơn vị (Unit Level Bug)**

    Các bug ở cấp độ đơn vị rất phổ biến và chúng thường dễ sửa hơn. Khi các module ban đầu của các thành phần được phát triển, developer sẽ thực hiện unit testing để đảm bảo rằng các đoạn code nhỏ đang hoạt động như mong đợi. Đây là giai đoạn mà các developer gặp phải nhiều bug khác nhau không được phát hiện trong các giai đoạn viết mã.

    Ví dụ: Nếu bạn cần tạo biểu mẫu một trang, unit test sẽ xác minh xem tất cả các trường đầu vào có chấp nhận đầu vào thích hợp hay không và các nút hoạt động đúng chức năng hay không. Trong trường hợp một trường không chấp nhận các ký tự hoặc số thích hợp, các nhà phát triển sẽ gặp phải bug cấp đơn vị.

    Các bug ở cấp độ đơn vị dễ xác định hơn khi developer chỉ cần xử lý một lượng code tương đối nhỏ. Developer có thể theo dõi lỗi chính xác và fix các bug này ngay lập tức.

    **5. Bug tích hợp cấp hệ thống (System-Level Integration Bug)**

    Bug tích hợp cấp hệ thống chủ yếu xuất hiện khi hai hoặc nhiều đơn vị code do các developer khác nhau viết không tương tác với nhau. Những bug này chủ yếu xảy ra do sự mâu thuẫn hoặc không tương thích giữa hai hoặc nhiều thành phần.

    Thông thường, những lỗi như vậy rất khó theo dõi và fix vì các nhà phát triển cần kiểm tra một đoạn code lớn hơn. Chúng cũng tốn nhiều thời gian để tái tạo.

    Sự cố tràn bộ nhớ và giao diện không phù hợp giữa giao diện người dùng ứng dụng và cơ sở dữ liệu là những ví dụ phổ biến về lỗi tích hợp cấp hệ thống.

    **6. Bug ngoài giới hạn (Out of Bound Bug)**

    Lỗi ngoài giới hạn xuất hiện khi người dùng hệ thống tương tác với giao diện người dùng theo cách không chủ ý. Những lỗi này xảy ra khi người dùng cuối nhập một giá trị hoặc một tham số nằm ngoài giới hạn sử dụng ngoài ý muốn.

    Ví dụ: Người dùng nhập một số rất lớn hoặc rất nhỏ hoặc nhập giá trị đầu vào của một kiểu dữ liệu không xác định.

    Những bug này thường xuất hiện dưới dạng xác thực trong quá trình kiểm tra chức năng của ứng dụng web hoặc mobile app.

    Nguồn: ITViec
    [​IMG]