Hãy đăng bài và bài viết ca bn s đưc lên top tìm kiếm google

Diễn đàn SEO bài viết lên Google Search tốt nhất

Choáng váng, buồn nôn khi chơi PUBG, có thể bạn đang gặp triệu chứng say game

Thảo luận trong 'Tin Dạo' bắt đầu bởi Nhà Báo, 5/9/17.

Tags:
  1. Nhà Báo

    Nhà Báo Người bắt chuyện
    VIP Member

    90%
    26/8/17
    101
    42
    43
    Nam
    Say game là hiện tượng rất dễ xảy ra người mới chơi game và chưa bao giờ thử sức với thể loại game có cường độ nặng, như game bắn súng góc nhìn thứ nhất (FPS).
    Sau một thời gian dành dụm, Quân, hiện đang là sinh viên đại học, cuối cùng đã mua được tựa game mình mơ ước, Playerunknown's Battlegrounds (PUBG). Tuy nhiên, ngay ván game đầu tiên, Quân đã cảm thấy không ổn, khi đầu óc cậu choáng váng, chóng mặt và buồn nôn.

    Sau vài lần nôn ói, Quân giờ không còn muốn ăn uống, cũng không thể tập trung học hành hay làm gì khác. Cậu chỉ nằm vật vã trên giường với hi vọng khôi phục lại sức khỏe như bình thường. Lần đầu tiên trải nghiệm cảm giác say game, Quân nhận ra nó còn đáng sợ và khủng khiếp hơn cả say bia rượu.

    Có lúc, Quân cảm thấy hối hận, khi không tìm hiểu kỹ đã vội bỏ một số tiền lớn mua game. Giờ chơi không được, tiếc tiền, lại ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe.

    [​IMG]

    Cũng nhiều lần Quân cố gắng giải thích, hay nhờ mọi người giải thích lý do tại sao mình lại gặp phải tình trạng như trên, trong khi những người khác không bị. Có người tin rằng, có lẽ do Quân lần đầu tiên chơi nên không quen, có người bảo do tiền đình yếu. Riêng Quân, cậu nghĩ rằng có lẽ do mình quá hồi hộp khi chơi.

    Quân còn định dùng thử thuốc chống say tàu xe khi chơi, xem có thể cải thiện được tình hình không.

    Thực chất, hiện tượng mà Quân gặp phải như trên không phải là hiếm. Từ trước đến nay, người ta chứng kiến rất nhiều trường hợp các game thủ khi lần đầu trải nghiệm các tựa game bắn súng góc nhìn thứ nhất như Overwatch, Đột Kích, CS:GO... đã gặp những triệu chứng tương tự.

    Theo các nhà khoa học Mỹ, hiện tượng trên được xếp vào chứng Simulator Sickness, tương tự như chứng Motion Sickness (say tàu xe). Đây là một chứng bệnh dị ứng với những chuyển động trong những môi trường ảo, môi trường giả lập và game. Chứng bệnh này có ảnh hưởng tới 20-50% dân số thế giới.

    Vậy, những người mắc bệnh Simulator Sickness liệu có thể chơi được các game bắn súng cường độ nặng, nhất là game FPS? Câu trả lời là có, nhưng bạn không thể nhanh chóng hay vội vàng chơi ngay như người bình thường. Cần phải có thời gian tập luyện và những phương pháp tiếp cận khoa học.

    [​IMG]

    Người bị chứng Simulator Sickness không nên chơi màn hình quá lớn khi bắt đầu các tựa game cấu hình cao

    Để ngăn ngừa và giảm thiểu những triệu chứng chóng mặt, buồn nôn khi chơi game bắn súng góc nhìn thứ nhất, trước hết, người bị chứng bệnh này cần chơi thường xuyên và rèn luyện dần sự chống chịu của mình. Chơi từ ít đến nhiều, ban đầu chỉ nên chơi một lần mỗi ngày, và mỗi lần chơi không nên quá 1 giờ.

    Khi chơi, bạn nên tắt các nguồn sáng trong phòng, ngồi với khoảng cách màn hình hợp lý, không nên ngồi quá gần.

    Tốt nhất những lần chơi đầu, bạn nên nghỉ thư giãn sau 10 phút mỗi lần chơi và sau đó thì có thể tăng lên 15, 20 phút... Cố gắng giữ đầu cố định, nhắm mắt khi nhấn Pause và không nhìn màn hình trước khi vào lại game.

    Ngoài ra, khi bắt đầu các tựa game cấu hình cao, nên chơi ở màn hình nhỏ, chỉnh tốc độ chuột giảm xuống, giảm độ phân giải và màu sắc, giảm bớt cấu hình... để làm quen, sau đó mới dần dần chơi với tốc độ cao hơn.

    Mục đích của việc rèn luyện này là tập cho đầu óc làm quen dần với những chuyển động trong những môi trường ảo. Dần dần, khi đã nắm bắt được nhịp điệu, tốc độ của các ván game, bạn hoàn toàn có thể chơi được như những người bình thường. Tuy nhiên, ngay cả khi đó, nếu đang có hiện tượng mệt mỏi, ốm yếu, nhức đầu, chóng mặt... thì không nên chơi.

    Trinh Trần
     
    x2x4x8zz thích bài này.