Tắt Quảng Cáo [X] Đăng Nhập để ẩn Tất Cả Quảng Cáo Trong cuộc sống hôn nhân, việc các cặp vợ chồng xảy ra mâu thuẫn sau đó chia tay là chuyện bình thường. Tuy nhiên khi chưa ly hôn, thông thường con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân vẫn được coi là con chung. Vậy khi chưa ly hôn con có được mang họ mẹ hay không? Pháp luật quy định về điều này như thế nào? Hãy cùng Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé! >>>> Xem thêm: Thủ tục Vui lòng đăng kí hoặc đăng nhập để thấy liên kết tại BigMMO hợp đồng tặng cho nhà đất 1. Vợ chồng chưa ly hôn con có được mang họ mẹ? Tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới, các cặp vợ chồng thường đặt tên đăng ký khai sinh cho con theo họ của người cha. Điều này dường như đã trở thành thông lệ tại đối với nhiều người, tuy nhiên đây không phải là quy định bắt buộc. Theo quy định tại Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hộ tịch, các cặp vợ chồng hoàn toàn có thể đăng ký tên khai sinh cho con mang họ mẹ trong thời kỳ hôn nhân. Cụ thể, khoản 1 Điều 4 Nghị định 123 nêu rõ: "1. Nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây: a) Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán… Căn cứ quy định trên, khi đăng ký khai sinh cho con, cha mẹ có thể thỏa thuận về việc đặt tên cho con theo họ mẹ. Theo đó, để đăng ký cho theo theo họ mẹ thì bắt buộc phải có sự đồng thuận của cả hai vợ chồng. >>> Xem thêm: Vui lòng đăng kí hoặc đăng nhập để thấy liên kết tại BigMMO vợ chồng khi ly hôn Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được cho con mang họ ai, lúc này họ của con sẽ được xác định theo tập quán. Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân/pháp nhân trong một quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và thực hiện lặp lại nhiều lần trong thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi ở một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hay một lĩnh vực dân sự (theo khoản 1 Điều 5 Bộ luật dân sự 2015). Phần lớn các dân tộc, vùng, miền tại Việt Nam thường cho con mang họ cha do ảnh hưởng của chế độ phụ hệ. Tuy nhiên, cũng có không ít những dân tộc xác định họ của cá nhân không phải họ cha hoặc họ mẹ ví dụ như: Tập quán không đặt họ của người Bana ở Tây nguyên, Phú Yên, Bình Định; người Brâu, người Xơ-đăng ở Kontum; người Mã Liềng ở huyện Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình, huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh… Con trai dân tộc Ba Na gọi là Yang Danh, con gái gọi là Blui, Aying, Klrot, Chơ, Y owu, Blinh, Thưr, Thớp, Yung… Hay thậm chí người Mã Liềng không có họ. 2. Thủ tục đăng ký khai sinh cho con mang họ mẹ như thế nào? Việc đăng ký khai sinh cho con mang họ mẹ không có sự khác biệt so với việc đăng ký khai sinh thông thường. Cụ thể: 2.1. Về thời hạn đăng ký khai sinh Trong 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đi đăng ký khai sinh cho con. Nếu cha, mẹ không thể trực tiếp đến khai sinh thì ông, bà hoặc người thân thích khác cũng có thể thực hiện việc này (theo Điều 15 Luật Hộ tịch). 2.2. Cơ quan đăng ký khai sinh Theo Điều 13 Luật Hộ tịch, thẩm quyền thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh thuộc về Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ (trừ trường hợp có yếu tố nước ngoài thì thực hiện ở Ủy ban nhân dân cấp huyện). 2.3. Trình tự, thủ tục đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân xã Căn cứ Quyết định 1872/QĐ-BTP năm 2020, thủ tục đăng ký khai sinh cho con mang họ mẹ thực hiện như sau: Bước 1: Người đi đăng ký khai sinh chuẩn bị các giấy tờ sau: - Tờ khai đăng ký khai sinh. - Bản chính Giấy chứng sinh; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh. - Văn bản ủy quyền (được chứng thực) theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh. Người đi khai sinh cho trẻ phải xuất trình được giấy tờ tùy thân còn giá trị sử dụng như hộ chiếu/Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp để chứng minh về nhân thân. >>>> Xem thêm: Vui lòng đăng kí hoặc đăng nhập để thấy liên kết tại BigMMO ở đâu? Bước 2: Nộp giấy tờ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai sinh và cấp Giấy khai sinh Công chức tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình. - Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả. - Nếu hồ sơ chưa hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập văn bản hướng dẫn cụ thể. - Sau khi nhận đủ hồ sơ, nếu thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Cuối cùng, người đi đăng ký khai sinh ký tên vào Sổ. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh và Trích lục nhận cha, mẹ, con cho người yêu cầu. 2.4. Lệ phí khi đi khai sinh cho trẻ Hiện nay, việc khai sinh cho trẻ không phải trả phí. Đối với trường hợp đăng ký khai sinh không đúng hạn: theo mức thu lệ phí do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định. >>>> Xem thêm: Vui lòng đăng kí hoặc đăng nhập để thấy liên kết tại BigMMO trọn gói từ A - Z Như vậy, trên đây là giải đáp về vấn đề: Chưa ly hôn con có được mang họ mẹ? Nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ tới Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ theo thông tin: MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669 Email: [email protected]