Tắt Quảng Cáo [X] Đăng Nhập để ẩn Tất Cả Quảng Cáo Văn phòng Đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, phối hợp với các đối tác về phòng chống tác hại thuốc lá, phát động chiến dịch truyền thông trên mạng xã hội trong 3 tháng tiếp theo, với tiêu đề “Hãy Tôn Trọng”. Mục tiêu của chiến dịch nhằm thúc đẩy việc thực hiện môi trường trong lành không khói thuốc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng đồng. Sự chậm trễ trong nỗ lực ngăn chặn kẻ giết người hàng loạt này đã phải trả giá bằng sinh mạng của nhiều người dân. Thuốc lá tiếp tục là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với sức khỏe cộng đồng khi là nguyên nhân dẫn đến cái chết của 8,7 triệu người mỗi năm, trong đó có 1,3 triệu người tử vong do hút thuốc thụ động. Trong báo cáo do WHO công bố mới đây, sau 15 năm được triển khai, MPOWER đã góp phần quan trọng giúp dần đẩy lùi nạn dịch thuốc lá trên toàn cầu. Vui lòng đăng kí hoặc đăng nhập để thấy liên kết tại BigMMO Tại 53 nước, lệnh cấm hút thuốc hoàn toàn chưa được áp dụng tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe. Các chuyên gia y tế nhấn mạnh, những người hút thuốc lá thụ động có nguy cơ tử vong vì bệnh tim, đột qụy, các bệnh về đường hô hấp, tiểu đường và ung thư. “Không có ngưỡng an toàn khi phơi nhiễm với khói thuốc lá thụ động” TS Tom Carroll, Cố vấn cao cấp về Chính sách và Truyền thông, Tổ chức Vital Strategies cho biết. “Thông qua mạng xã hội để khuyến khích người không hút thuốc lên tiếng sẽ giúp cải thiện sự tuân thủ qui định môi trường không khói thuốc của Việt Nam, bảo vệ sức khỏe của người hút thuốc và người không hút thuốc, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Chúng tôi rất tự hào tham gia và ủng hộ chiến dịch này và chúc mừng các đối tác phòng chống tác hại thuốc lá của Việt Nam với sáng kiến tiên phong này.” Vui lòng đăng kí hoặc đăng nhập để thấy liên kết tại BigMMO Giám sát tình hình sử dụng thuốc lá và các chính sách phòng ngừa; bảo vệ người dân khỏi khói thuốc; hỗ trợ cai nghiện thuốc lá; cảnh báo về tác hại của thuốc lá; cấm quảng cáo, khuyến mại và tài trợ thuốc lá; tăng thuế thuốc lá. Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus (T.Ghê-brây-ê-xút) nhấn mạnh, với sự nỗ lực không ngừng nghỉ của các nước, sẽ ngày càng có nhiều người dân được bảo vệ khỏi tác hại của thuốc lá. Số quốc gia áp dụng ít nhất một trong sáu biện pháp MPOWER cũng tăng từ 44 nước năm 2008 lên 151 nước năm 2022. WHO ước tính, hiện có 5,6 tỷ người, tương đương 71% dân số thế giới, đang được bảo vệ bởi ít nhất một biện pháp kiểm soát thuốc lá trong kế hoạch MPOWER. Đây là thành quả đáng tự hào khi vào năm 2008, con số này chỉ dừng lại ở mức 5%. Bên cạnh những thành quả đã đạt được, thế giới còn đối mặt nhiều thách thức. Theo WHO, hiện chỉ có bốn nước gồm Brazil, Mauritius, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ thông qua toàn bộ sáu biện pháp chống thuốc lá được nêu trong kế hoạch MPOWER. 2,3 tỷ người tại 44 quốc gia vẫn chưa được bảo vệ bởi bất kỳ biện pháp nào. Chiến dịch kêu gọi tất cả mọi người (người hút thuốc và người không hút thuốc) thể hiện sự tôn trọng đối với quy định pháp luật, tôn trọng với sức khỏe của bản thân và người xung quanh thông qua các hành động làm giảm việc hút thuốc lá ở các địa điểm công cộng trong nhà (có mái che), qua đó làm giảm phơi nhiễm với khói thuốc thụ động. Nhóm điều phối đã tạo từ khóa #HãyTônTrọng và một logo biểu tượng cho chiến dịch, như trong phần phụ lục. Cách đây 15 năm, để hỗ trợ chính phủ các nước hiện thực hóa cam kết trong Công ước khung của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về kiểm soát thuốc lá, WHO đã đưa ra kế hoạch MPOWER (Monitor, Protect, Offer, Warn, Enforce, Raise) Tỷ lệ hút thuốc trên toàn cầu ghi nhận xu hướng đi xuống khi giảm từ 22,8% vào năm 2007 xuống còn 17% năm 2021.