Hãy đăng bài và bài viết ca bn s đưc lên top tìm kiếm google

Diễn đàn SEO bài viết lên Google Search tốt nhất

Detroit: Become Human cảnh báo gì về tương lai của nhân loại? *Các bạn có...

Thảo luận trong 'Lập Trình Game' bắt đầu bởi Đỗ Ngọc Huy, 4/4/19.

  1. Detroit: Become Human cảnh báo gì về tương lai của nhân loại? *Các bạn có thể bật Phụ đề để xem Vietsub nhé!*
    Bài Review thực hiện bởi: MotGame
    Vietsub Video: CangVincS

    Việc tạo ra những robot thông minh có thể nhận thức và thay thế các công việc hàng ngày luôn là mong ước của loài người. Tuy nhiên, Detroit: Become Human đã vẽ ra một viễn cảnh đầy tăm tối cho nhân loại nếu như những robot thông minh bắt đầu có sự ảnh hưởng nhất định tới cuộc sống của chúng ta.

    Kể từ buổi bình minh của cuộc cách mạng công nghệ máy tính trong thế kỷ 20, lĩnh vực công nghệ robot đã phát triển một cách đáng kể, nhiều loại máy móc được sử dụng trong các quy trình sản xuất hay cơ sở nghiên cứu y học. Thế giới của chúng ta đã tiến thêm được một bước tới tương lai đầy rẫy các android trên Trái Đất này, giống như cách mà Detroit: Become Human đã xây dựng nên.

    Tuy nhiên, điều gì cũng có mặt trái của nó. Detroit: Become Human đã vẽ ra cho chúng ta một tương lai hiện đại khi các android có thể thay thế con người, trở thành nguồn lao động chính không biết mệt mỏi. Nhưng nó cũng gây nên rất nhiều vấn đề nghiêm trọng liên quan tới nhân quyền, đạo đức hay thậm chí cả hòa bình của thế giới.

    Vấn đề đạo đức của xã hội

    Chủ đề lớn nhất và dễ nhận thấy nhất trong Detroit: Become Human chính là cách mà các android được con người xung quanh đối xử. Nếu đi dạo vòng quanh thành phố trong game, bạn có thể thấy được con người đã hành xử tệ bạc như nào với những robot thông minh. Và bối cảnh trong Become Human là thời điểm công nghệ đã quá phát triển, các android có thể suy nghĩ và nhận thức không khác gì con người chúng ta, dù vẫn phải chịu sự hạn chế một cách cố ý của các chương trình được con người lập trình sẵn.

    Có thể ngày nào đó, máy móc sẽ có suy nghĩ và nhận thức không khác gì một con người. Nếu nó có ý thức, nó sẽ có khả năng chịu đựng. Loài người chúng ta sẽ phải giải quyết vấn đề đó hoặc nó sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

    Tôi thấy các cỗ máy cũng chỉ là cỗ máy. Chúng là công cụ mô phỏng cấp cao nhưng không phải là thật,” cô nói. “Tất nhiên một robot có thể trở thành một diễn viên thông minh, có khả năng thích nghi, nhưng nó sẽ không thể có được sự tự nhận thức, không có những đặc điểm hành vi riêng, không phức tạp và không buồn phiền. Và theo nghĩa đen, nó không có gì để so sánh được với con người.

    “Đối với tôi, nó hoàn toàn vô nghĩa. Ngày cả khi trò chơi đưa vào những máy móc có cảm xúc thì chúng chỉ là những thức đã được lập trình sẵn, mô phỏng lại từ con người mà thôi.”

    Vậy đấy, đã có nhiều luồng ý kiến về vấn đề cảm xúc của robot. Nếu nó có được những cảm xúc và sự tự nhận thức của loài người, chắc chắn gánh nặng các công việc của con người sẽ được giảm xuống. Nhưng có cảm xúc sẽ có tiêu cực và tích cực, 2 khía cạnh này sẽ vô tình tạo ra những cuộc tranh luận hay thậm chí chiến tranh có thể nổ ra.

    Thất nghiệp tràn lan, tỷ lệ người lao động bị giảm

    Khi robot có thể thay thế các công việc của con người, một mặt trái nữa sẽ hiện ra, đó là nạn thất nghiệp. Khi công nghệ máy móc đã có thể làm được rất nhiều việc trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, nó sẽ dần dần thay thế cho con người. So với con người, robot vượt trội hơn ở khoản không biết mệt mỏi, sự chính xác và mức độ tỉ mỉ. Chắc chắn khi công nghệ người máy android phổ cập hơn thì những doanh nghiệp sẽ không cần tới nhân lực con người nữa.

    Trên thực tế, ngoài đợi thực hiện nay máy móc đã chiếm một phần không nhỏ các công việc mà trước kia con người vẫn làm. Theo báo cáo gần đây của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế có trụ sở tại Paris (OECD), 14% công việc trên 32 quốc gia đã được tự động hóa, 32% công việc có xu hướng thay đổi theo.

    Trong Detroit: Become Human, bạn có thể thấy người máy được sử dụng ở tất cả mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Chúng là những người lái xe, giúp việc gia đình, trợ lý y tế, binh lính, người thực thi pháp luật, thậm chí cả những công việc trong ngành giải trí người lớn. Các android ở khắp mọi nơi, hoạt động ở tất cả các ngành nghề, và kết quả là 37,3% dân số trong trò chơi bị thất nghiệp. Con số này nhìn qua có vẻ cao nhưng nó lại hợp lý nếu như các doanh nghiệp có trong tay những lao động không cần ngủ hay ăn. Trò chơi lại vẽ ra một viễn cảnh thực sự đen tối cho những người lao động khi máy móc được trọng dụng hơn. Và nó hoàn toàn không phải vô lý.

    Tuy nhiên, cũng chính giáo sư Nadia lại tiếp tục có phần phủ định những giả thiết về máy móc: “Sẽ có một sự thay đổi lớn lần nữa trong nhân lực lao động, nhưng tôi tin rằng yêu cầu công việc mới là cần thiết”, cô thừa nhận. “Ai chế tạo robot? Ai quản lý tất cả dữ liệu? Ai sẽ lập trình? Ai sẽ thực hiện các bài test tương tác? Chắc chắn sẽ có công việc mới cho những người có tay nghề ở nhiều lĩnh vực khác nhau.”

    “Detroit: Become Human chưa thực sự đào sâu về vấn đề này, nhưng chúng ta có thể sẽ có những cách thức làm việc mới, hoạt động cộng tác với các android chứ không hoàn toàn đưa tất cả mọi việc giao cho người máy.”

    Tương lai của nhân loại sẽ bị Android hóa?

    Nếu như đã xem các bộ phim viễn tưởng hay chơi game bạn có thể thấy loài người chúng ta trong tương lai sẽ bị “Máy hóa”. Máy móc ở khắp mọi nơi, thậm chí con người cũng trở thành Cyborg nửa người nửa máy. Suy nghĩ này không phải không có cơ sở khi công nghệ máy móc, trí thông minh nhân tạo đang ngày càng phát triển mạnh mẽ.

    Thế giới vừa chào đón công dân Android đầu tiên trên thế giới, Robot Sophia. Cô nàng này có thể trả lời lưu loát những câu hỏi dù là hóc búa nhất tới từ con người, cái cách mà cô nàng robot này nói cũng khiến cho người nghe cảm thấy không khác gì một con người thực thụ cả. Và tới lúc này, đã có người thấy sợ Sophia. Viễn cảnh trong các bộ phim hay video game lại hiện ra trong tâm trí con người. Chúng ta luôn cảm thấy sợ hãi những gì bản thân không hiểu rõ, và Sophia là một robot có khả năng tư duy như con người. Không ai biết cô ấy có thể làm được gì, khả năng ra sao nên chúng ta bắt đầu thấy sợ. Dù rằng Sophia cũng chỉ được chế tác từ bàn tay con người mà thôi.

    Một số nhà phát minh, điển hình như Ray Kurzweil đã tin rằng chúng ta sẽ hợp nhất và trở thành một với máy móc. Có những người khác lại cho rằng các AI sẽ dần thay thế loài người, và đó là một phần của quy luật tiến hóa. Tức là chúng ta đã tiến hóa từ động vật, trở thành con người (động vật bậc cao), và mức độ tiến hóa tiếp theo chính là những người máy. Bạn có tin vào giả thuyết này không?

    Kết

    Lo nghĩ cho vấn đề AI hiện giờ có thể vẫn còn quá sớm. Các nhà khoa học vẫn phải cần một thời gian dài nữa mới có thể chế tác ra những trí thông minh nhân tạo hoàn hảo, có thể ứng dụng vào cuộc sống của con người. Và trong khoảng thời gian đó, chúng ta có thể làm quen và bắt kịp được những thay đổi của thế giới.

    Dù sao đi nữa, người máy cũng do con người chế tạo để phục vụ lại chính con người. Nếu chúng ta để máy móc vượt lên trên, trở thành thế lực cầm quyền thì cũng là do lỗi của chính chúng ta mà thôi.
    [​IMG]