Hãy đăng bài và bài viết ca bn s đưc lên top tìm kiếm google

Diễn đàn SEO bài viết lên Google Search tốt nhất

# ✈ Flightradar24 là công cụ cập nhật hành trình bay theo thời gian thực và...

Thảo luận trong 'J2TEAM Community' bắt đầu bởi Mạnh Tuấn, 4/8/22.

  1. # ✈ Flightradar24 là công cụ cập nhật hành trình bay theo thời gian thực và miễn phí được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Đã bao giờ bạn thắc mắc trang web này hoạt động như nào?

    Trên thế giới hiện có hàng triệu website chuyên theo dõi chuyến bay. Tuy nhiên, hầu hết chúng có độ trễ nhất định về thời gian, kể cả đối với website của hãng bay do sử dụng công nghệ radar cũ và độ chính xác không cao.

    Ngoài ra, theo các chuyên gia, vấn đề còn nằm ở nguồn dữ liệu. Theo quy định, dữ liệu theo dõi được lấy từ website sân bay và lịch trình bay, nhưng không thể xem theo thời gian thực. Nguyên nhân là do nhân viên cập nhật trạng thái không kịp thời, thậm chí nhiều trường hợp nhập thủ công nên thiếu chính xác và độ trễ cao. Chẳng hạn, một chuyến bay trên website có thể ở trạng thái "Đã khởi hành", nhưng thực tế vẫn nằm trên mặt đất do phải xếp hàng đợi bay. Vào giờ cao điểm, thời gian chênh lệch có thể tới 40 phút.

    Nhưng những website như Flightradar24, FlightAware, Planefinder... có cách tiếp cận khác: nhận dữ liệu trực tiếp từ máy bay. Để làm điều này, họ sử dụng hệ thống giám sát độc lập Automatic Dependent Surveillance-Broadcast, tức ADS-B, hiện có trên hầu hết các máy bay hiện đại.

    ADS-B là hệ thống tương đối phức tạp và tinh vi, cho phép phi công nhận thông tin cập nhật thời tiết và địa hình thời gian thực. Bên cạnh đó, nó cũng có nhiệm vụ gửi vị trí thông qua GPS từ vệ tinh, tốc độ, độ cao, model máy bay và số hiệu chuyến bay. Đây chính là dữ liệu mà website chuyên theo dõi máy bay cần.

    Ban đầu, ADS-B chủ yếu thiết kế để các nhân viên điều phối xác định vị trí của máy bay với độ chính xác cao hơn nhiều so với radar dùng sóng vi mô cũ. Hệ thống này hỗ trợ phi công có thể xác định được tình hình các máy bay đang bay.

    Dữ liệu máy bay truyền đi cũng bao gồm "squawk", hay mã phản hồi. Mã này có thể dùng để chuyển thông tin được mã hóa, chẳng hạn 7700 trong trường hợp khẩn cấp hoặc 7500 trong trường hợp bị tấn công. Do đó, bất kỳ tình huống bất ngờ nào cũng hoàn toàn có thể theo dõi được.

    Phía dưới mặt đất là một hệ thống khác, gồm các cột thu sóng và hộp giải mã RTL-SDR. Dữ liệu truyền đi thông qua sóng vô tuyến không mã hóa ở tần số 1.090 MHz với tốc độ khoảng một Mb/giây. Sau mỗi năm giây, dữ liệu sẽ được gửi từ máy bay xuống mặt đất. Tại đây, hệ thống máy tính sẽ phân tích và xác định máy bay đang ở đâu.

    Flightradar24 hiện sở hữu hơn 25.000 trạm thu ADS-B trên thế giới, được đặt ở các đỉnh tháp hoặc nóc nhà của các tình nguyện viên. Công ty cho biết họ gửi đi hàng chục hộp thu tín hiệu, ăng-ten và dây cáp cho tình nguyện viên mỗi tuần.

    Do dữ liệu truyền về không được mã hóa, bất cứ người nào cũng có thể theo dõi máy bay đang hoạt động, chỉ cần am hiểu một chút về sóng radio để dò sóng có dải tần 1.090 MHz và lắp ráp máy thu vô tuyến đơn giản. Dễ hơn, người dùng có thể mua thiết bị thu ADS-B trên các trang thương mại điện tử với giá 10-20 USD, cài đặt trình điều khiển và kết nối với máy tính. Lúc này, họ có thể chọn trở thành tình nguyện viên.

    Dữ liệu từ hàng nghìn máy thu trên khắp hành tinh được truyền đến máy chủ của các website như Flightradar24 theo thời gian thực, do đó việc xác định vị trí máy bay có độ chính xác rất cao. Kể cả khi một trạm mất kết nối Internet, trạm khác sẽ bổ sung thông tin vào phần còn thiếu, do độ bao phủ của trạm trong bán kính tới 250-450 km.

    Phần còn lại chỉ là giao diện hiển thị. Người dùng có thể theo dõi qua nền web hoặc ứng dụng di động. Flightradar24 cho biết đã phủ sóng toàn bộ không phận Mỹ và châu Âu ở độ cao trên 9.000 mét, trong khi các khu vực xa xôi khác ít hơn.

    ADS-B được xem là công nghệ theo dõi máy bay mới, thay cho hệ thống radar hiện có mà các trạm kiểm soát không lưu (ATC) đang sử dụng. Nó cũng có thể kết hợp với các công nghệ theo dõi chuyến bay khác như hệ thống giám sát đa điểm (Multilateration – MLAT) để tăng độ chính xác.

    #j2team_news // tin từ Bảo Lâm (VNExpress)
    [​IMG]
     
  2. Dù nhanh thế nào nhưng vẫn chưa bằng độ nhanh mà lương của mình chuyển vào ví của vợ
     
  3. Vừa mới thắc mắc khi nãy lun xong giờ vô thấy bài này
     
  4. lo mà dẫn người yêu đi chơi đi, ngồi đó mà viết tùm la tùm lum
     
  5. mấy năm trước nó cho đăng ký bộ này về gắn ở nhà mà nó ship tới hải quan đòi giấy của bộ khoa học phức tạp vch
     
  6. tiền của Fl từ đâu ra mng nhỉ? hay là bán dữ liệu?
     
  7. Ngày nào em cũng vào đây ngắm máy bay . Độ trễ cũng khá thấp, vì nhà em nằm dưới đường bay, máy bay bừa bay qua đầu cũng là lúc nó xuất hiện trên bản đồ
     
  8. Hèn chi bữa mình mua bộ RTL-SDR thấy có dãy tần dành cho máy bay dân dụng
     
  9. Mấy thông tin đó không phải là mật hả ta? Mình cứ sợ nó mất an toàn kiểu gì ấy. Vì biết hành trình bay cụ thể dễ bị khủng bố không nhỉ?
     
  10. :v thấy con nào bay trên nóc nhà toàn vào đây check.
     
  11. À mà kql cho mình hỏi ứng dụng windy nó cập nhập thời gian thực như flightrada24 nhưng bằng cách nào?