Tắt Quảng Cáo [X] Đăng Nhập để ẩn Tất Cả Quảng Cáo #J2team_news HÀNG TẤN HOÁ CHẤT ĐỘC HẠI PHÍA DƯỚI LỚP SÂN GOLF **Đằng sau vẻ xanh mát và hào nhoáng của các sân golf là những “kho” hoá chất thải ra môi trường. Chưa nói, nhiều sân được quy hoạch trên cồn nổi giữa các dòng sông lớn, cửa sông – ven biển, trong hành lang thoát lũ…, không khác nào đầu độc khu vực hạ lưu.** ## **Sát thủ mang gương mặt dễ thương** Chia sẻ với PLVN với vẻ lo lắng, một doanh nghiệp sản xuất thuốc trừ sâu cho biết đã được quản lý một sân golf mời chào sản xuất thuốc trừ sâu cho cỏ sân golf. Theo công thức đối tác gửi qua, đơn hàng bao gồm chất carbosunfarun, là chất cực độc. Doanh nghiệp này từ chối nhưng không chắc họ sẽ không có nguồn cung khác. “Rất nhiều người vẫn cứ nghĩ là sân golf thân thiện với môi trường, vì khi nhìn vào đó người ta thấy nào là cảnh quan rất đẹp, thảm cỏ xanh mượt… Nhưng sân này chính là nơi sử dụng hóa chất (phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ) nhiều vô kể”, TS. Dương Văn Ni, chuyên gia về đa dạng sinh học Trường Đại học (ĐH) Cần Thơ lưu ý. PGS.TS Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu (ĐH Cần Thơ) xem các sân golf là “hiểm họa” về môi trường. Dẫn các nghiên cứu của thế giới, TS. Tuấn nói: “Các nhà khoa học của Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) cho biết mỗi hecta sân golf phải sử dụng trung bình một số lượng hóa chất gấp 3 – 5 lần số hóa chất dùng cho một hecta canh tác nông nghiệp bình thường. Số hóa chất này bị nước tưới, nước mưa… hòa tan vào các ao hồ, sông suối và thẩm thấu vào tầng nước ngầm, trở thành nguồn ô nhiễm nước nghiêm trọng. Không chỉ ô nhiễm nguồn nước, một số sân golf phun thuốc trừ sâu bằng máy phun đã phát tán độc chất vào không khí. Ở Việt Nam, một kết quả nghiên cứu của TS. Nguyễn Bách Phúc, Chủ tịch Hội Tư vấn khoa học công nghệ và quản lý TP.HCM (HASCON) và TS. Nguyễn Đăng Diệp, Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học nông nghiệp tại sân golf Tân Sơn Nhất cho thấy: Chỉ tính các loại phân hóa học dùng để chăm sóc cỏ, mỗi năm mặt đất sân golf này “ngốn” tới 189,468 tấn. Bên cạnh đó là khoảng 8,88 tấn hóa chất dùng để bảo vệ cỏ (chất sát trùng, thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu). ## **Vay nước ngọt, trả hóa chất** Tại Đồng bằng sông Cửu Long, dự án sân golf 18 lỗ chiếm diện tích 80ha tại Cồn Ấu (quận Cái Răng, TP.Cần Thơ) cũng khiến các nhà khoa học “hết hồn”. Theo TS Lê Anh Tuấn, trên thế giới người ta chỉ làm sân golf ở những nơi xa khu dân cư, đất không canh tác được hoặc hiệu quả không cao; còn Cồn Ấu nằm trên sông Hậu, là một cồn đất nằm trên dòng sông nước ngọt, phù sa màu mỡ. “Trên các cồn nổi như thế này, tính đa dạng sinh học rất cao, nếu biến thành sân golf thì gần như chỉ còn lại một loại duy nhất là cỏ sân golf” – ông Tuấn nói. TS. Dương Văn Ni còn lo hơn: Cồn Ấu nằm ngay cửa sông Cần Thơ, nước lớn sẽ đổ vào sông Cần Thơ. Sông Cần Thơ là nơi lấy nước phục vụ sinh hoạt cho cả TP. Cần Thơ. “Quan điểm của tôi là không ủng hộ những chuyện như vậy vì tác động của nó đến môi trường và cuộc sống người dân là rất lớn”, TS. Ni khẳng định. Nhưng không riêng dự án Cồn Ấu, ở Việt Nam dường như đã hình thành cả một xu hướng các nhà đầu tư lùng sục các vùng bãi sông để lấy đất làm sân golf, như các dự án ngoài đê sông Đuống (Hà Nội), đảo Hồng Ngọc (Quảng Ngãi), cửa biển Sầm Sơn (Thanh Hoá), sông Giá (Hải Phòng)… TS Vũ Ngọc Long, Viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam đánh giá, kiểu chọn vị trí “đắc địa” xây dựng sân golf như thế này sẽ “giết chết” môi trường. Vì vậy, nếu coi trọng sức khoẻ của nhân dân thì Nhà nước cần quy định “cứng” sân golf không được đặt trên đất nông nghiệp, không nằm ở vùng cửa sông, ven biển, vùng gần nguồn nước. Sân golf phải có vành đai cây xanh bảo vệ để tránh phát tán chất độc ra xung quanh qua không khí và hạn chế nguồn nước mặt chảy tràn ra bên ngoài… Theo các chuyên gia, kinh nghiệm quốc tế cho thấy, các nước thường xây dựng một quy trình quản lý rất chặt chẽ đối với sân golf, công bố danh mục các loại phân bón, hóa chất bị cấm, tiêu chuẩn nước thải… Trong khi ở Việt Nam, hẳn là vấn đề đang bị buông lỏng, cả người chơi và cộng đồng đều đặt cược hết vào ông chủ sân golf. --------- Vui lòng đăng kí hoặc đăng nhập để thấy liên kết tại BigMMO
cũng đằng chịu thôi, tại nhiều người cứ thích nói đừng dạy nhà giàu cách tiêu tiền và đây là kết quả của việc không được dạy dỗ
Lâu nay ko để ý, kiểu cỏ này thì ko có thuốc sinh học nên chắc chả có cách nào ngoài việc đặt nó xa khi dân cư và sông hồ ra thật.
Cô giáo t bảo là cỏ này nuôi toàn bằng hoá chất, có khi cô đi đánh golf nhiều nên bây giờ mới bị ung thư ấy ))
Sân gắn mác organic lại được lên giá. Rồi sẽ lại chia ra làm loại sân bình dân dùng hoá học và sân cho đại gia cỏ organic.
Điều này đã đc nhắc đến từ lâu trong phim Chủ Tịch Tỉnh (2011), để nuôi đc 1 sân gofl hào nhoáng như thế phải đổi biết bao thứ.