Hãy đăng bài và bài viết ca bn s đưc lên top tìm kiếm google

Diễn đàn SEO bài viết lên Google Search tốt nhất

Hi mọi người, Dạo này khi tìm hiểu chứng khoán thì em lại nghĩ ra một câu...

Thảo luận trong 'J2TEAM Community' bắt đầu bởi Phạm Thanh Phong, 29/8/22.

  1. #j2team_Question
    #j2team_Discuss

    Hi mọi người,

    Dạo này khi tìm hiểu chứng khoán thì em lại nghĩ ra một câu hỏi thế này, mọi người cùng trao đổi nhé:

    ***“Liệu nền kinh tế thế giới có thể tăng mãi đến mức vô hạn?”***

    Em không học chuyên ngành kinh tế để biết chỉ số nào sẽ đánh giá sự tăng trưởng của nó (có thể là GDP...). Tuy vậy, em vẫn muốn đặt câu hỏi này để mọi người cùng thảo luận xem, liệu với sự hữu hạn về tài nguyên của trái đất, chúng ta có thể tiến đến mức vô hạn về mặt kinh tế, hay sẽ chỉ có một mức độ nào đó hay liệu có một loại tài sản nào đó mà giá trị của nó có thể tăng đến vô hạn?
    [​IMG]
     
  2. M có thắc mắc là nếu sau này Robot làm hết từ sản xuất, phục vụ con người,... Con người không cần lao động thì tiền tệ, kinh tế còn tồn tại không nhỉ
     
  3. Không phải tài sản nó tăng vô hạn mà là tiền của bác họ in được vô hạn thôi
     
  4. Ko, tăng quá thì sẽ có cái khác kiềm chế thôi
     
  5. Tiền tệ chỉ là vật đại diện cho giá trị sản phẩm. Mấy loại tài nguyên khi được dùng để tạo ra sản phẩm sẽ có giá trị gia tăng lên, giá trị đó từ loại hàng hóa đặc biệt: sức lao động. Theo lý thuyết thì nếu tỉ lệ sử dụng tài nguyên tuần hoàn được 100% thì kinh tế thế giới sẽ tăng vô hạn, vì còn con người tức là còn sức lao động.

    Còn hiện tại thì không thể tăng vô hạn được vì tài nguyên khai thác được có tỉ lệ sử dụng rất thấp, nên hết tài nguyên là hết tăng kinh tế.

    Đây là ý kiến theo cách hiểu của mình.
     
  6. Hôm trước mình thấy 1 vid của Ted ed trả lời câu hỏi của b. B có thể tham khảo
    [​IMG]
     
  7. Không nha, tiền từ túi người này sẽ chuyển sang túi người kia cho đến khi quy hết về 1 mối. Những cá nhân “xuất sắc” ấy sẽ thống lĩnh phi thuyền rời hành tinh này.
     
  8. Vô hạn để làm gì? Đủ dùng là ổn định rồi, để nền kte phát triển thì phải sản xuất ra nhiều sp, và khi đã nhiều thì mất giá, dẫn đến khủng hoảng kinh tế chứ k phải tăng vô hạn
     
  9. Học thuyết down. Và trong triết học cũng đã chỉ ra, trong sự phát triển sẽ tồn tại sự kiềm hãm, hoặc trong sự kiềm hãm sẽ tồn tại sự phát triển.
    Nôm na dễ hiểu, nhà bạn trồng mít, bán 5k- 10k- 50k - 100k/ kg. Bạn phát triển như vậy sẽ có sự kiềm hãm là những người khác cùng trồng, và bán giá thấp hơn bạn. Cho nên bạn thấy nền kinh tế lúc nào cũng phát triển theo chu kỳ suy thoái - phục hồi - hưng thịnh - suy thoái. Hiện nay kt world đang ở thời kỳ suy thoái.
     
  10. Kinh tế có tính chu kì có tăng có giảm chứ không tăng mãi và nó có đỉnh và đáy :3
     
  11. Đến hệ mặt trời cũng có tuổi thọ hữu hạn. Sao bạn có thể thắc mắc lạ đời thế.
     

  12. Câu trả lời đây
    [​IMG]
     
  13. Sẽ vô hạn nếu lượng của cải vật chất tạo ra là vô hạn.
     
  14. Có nhiều học thuyết về sự tăng trưởng vô hạn lắm nhé, thứ nhất là số lượng người dân, dân càng nhiều kinh tế càng tăng/ thứ hai là khoa học công nghệ, đây là điểm mấu chốt. Tuy vây cũng phải nói sự gia tăng của khoa học công nghệ hay bị giới hạn chạm ngưỡng nên cũng không nói được gì nhiều.
     
  15. Có tăng thì có cản. Có cản thì có vượt cản, cũng sẽ có gặp cản mà lao đầu
     
  16. VNI 1200 là cột mốc trường tồn nhà :)
     
  17. Còn hao phí lao động là còn kinh tế
     
  18. Ko vì phát triển quá sẽ nảy sinh ra nhiều vấn đề kìm hãm lại. VD như y tế hiện đại quá khiến con người mất khả năng tự đẻ luôn. Giờ mà tự đẻ ko ra bệnh viện ko cần bà đỡ đẻ thì ngủm cả mẹ lẫn con luôn. Thế cuối cùng y học phát triển lại khiến con người yếu đi mất khả năng tự đẻ như người ngày xưa sao? Há há. Chạy đâu cho thoát cái vòng lặp vô tận này. Phát triển thế nào mà đc. Vài hôm lại gãy rồi lại trắng tay ngay ấy mà :))
     
  19. Ảnh ngày hnay k đẹp thế này
     
  20. Nghĩ đơn giản thôi, có sản xuất thì có tiêu thụ, lượng tiền thay thế cho tiêu thụ lại được sử dụng lại vào sản xuất.
    Cái kìm hãm phát triển kinh tế ngắn hạn là lạm phát, dài hạn thì có rất rất nhiều, cái lớn nhất chắc là giới hạn về nguồn tài nguyên nói chung.
    Nói thì như đùa nhưng tài sản có thể tăng đến vô hạn là sức tưởng bở của con người =]]