Tắt Quảng Cáo [X] Đăng Nhập để ẩn Tất Cả Quảng Cáo # **Hustle Culture** Hustle culture (còn được biết đến như “Burnout Culture,” “Workaholism,” và “Toxic Productivity”) hay dân dã hơn là “Tham công tiếc việc” đều chỉ chung một văn hoá làm việc liên tục, chỉ những người cố gắng đánh đổi nhiều thời gian, sức lực, tiền bạc và các mối quan hệ để có thể làm việc. Nhìn chung, văn hoá làm việc liên tục này như là một phong trào nhằm thúc đẩy năng lượng (motivation) đi kèm với những phần thưởng nằm trong sự mong đợi của người thực hiện. Đối với sự kỳ vọng của nhiều người, làm việc nhiều giờ thường sẽ tỉ lệ thuận với việc tiến lên nấc thang thành công nhanh hơn, tạo ra thu nhập 9 con số trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể. Đó là một niềm tin được ban phát rằng bạn có thể thành công và đạt được bất cứ điều gì bạn muốn trong cuộc sống nếu bạn làm việc đủ chăm chỉ. Nhưng sự thật rằng, những điều này chỉ có thể xảy ra nếu bạn cống hiến 1000% năng lực của bản thân để làm việc, chấp nhận mất ngủ và dùng cạn kiệt nguồn năng lượng ý chí để tự thúc đẩy bản thân vượt qua những cơn đau về mặt thể chất và tinh thần, bất chấp mọi nỗ lực chống lại bạn (hoặc cơ chế phòng vệ để bảo vệ bạn). Một điều chắc chắn rằng, ở mọi tổ chức, công ty đều mong muốn nhân viên của mình làm việc chăm chỉ, hết mình, tận tâm và văn hoá “làm việc kiệt sức” thường sẽ được đánh giá cao ở mọi nơi. Nhưng việc áp dụng văn hoá này và những hậu quả của nó để lại về trước mắt và lâu dài thì ít được ai bàn đến. Chúng ta thường dễ tin vào việc làm nhiều sẽ tương đương với năng suất và chất lượng đầu ra cao, nhưng thực tế thì không phải như vậy. Và đúng là khi bạn nỗ lực vượt qua giới hạn chịu đựng của bản thân thì sẽ thúc đẩy hoàn thành được nhiều việc hơn, nhưng cũng sẽ dẫn đến sức khoẻ tinh thân ngày càng đi xuống, tăng nguy cơ lo lắng, căng thẳng và mức độ trầm cảm cũng sẽ tăng theo. #j2team_knowledge