Hãy đăng bài và bài viết ca bn s đưc lên top tìm kiếm google

Diễn đàn SEO bài viết lên Google Search tốt nhất

#J2team_share TÓM TẮT VỀ NGUYÊN NHÂN LỊCH SỬ CUỘC CHIẾN ISRAEL (DO THÁI) - PALESTINE (ĐẠO...

Thảo luận trong 'J2TEAM Community' bắt đầu bởi Minh Nhí, 21/6/21.

  1. #J2team_share
    TÓM TẮT VỀ NGUYÊN NHÂN LỊCH SỬ CUỘC CHIẾN ISRAEL (DO THÁI) - PALESTINE (ĐẠO HỒI, ARAB)
    1. Tóm lược lịch sử vùng đất

    Từ thế kỷ thứ 11 trước Công nguyên, nhà nước cổ đại của người Do Thái đã ra đời ở vùng đất Palestine. Vào thế kỷ thứ 8 TCN, các quốc gia của người Do Thái bị tiêu diệt, Palestine lần lượt nằm dưới sự cai trị của các Đế chế Assyria, Đế chế Babylon, Đế chế Ba Tư, Đế chế La Mã trong hàng thế kỷ sau đó, trước khi người Hồi giáo Ả Rập chiếm được khu vực này vào thế kỷ thứ 8. Vùng Palestine lại bị chiếm đóng trở thành một phần của Đế chế Ottoman từ giữa thế kỷ 16.

    Trong Chiến tranh Thế giới thứ Nhất, quân Anh và Pháp đã đánh bại quân Đức và đế chế Ottoman.

    2. Chia đất lần 1

    Hội Quốc Liên (tiền thân Liên hợp quốc) đã phải quyết định quốc gia nào có chủ quyền ở Palestine và các vùng đất rộng lớn mà đế chế Ottoman từng cai trị. Hội Quốc Liên đã trao hơn 90% lãnh thổ cho các quốc gia Arab, quyết định Anh và Pháp là quốc gia ủy trị.

    Về các quốc gia Arab, các quốc gia Arab cho rằng vì vùng đất này do người Hồi giáo cai trị hơn một thiên niên kỷ và dân số đa số là người Arab nên Palestine phải là một phần của một quốc gia Arab, có thể là Syria.

    Nhưng về góc độ người Do Thái, trong tuyên bố Balfour năm 1917, chính phủ Anh thì cho rằng Palestine cần phải là khu vực của người Do Thái vì cho rằng các vương quốc Do Thái đã trị vì ở nhiều khu vực Palestine trong hơn 1.000 năm và mảnh đất này, đặc biệt là Jerusalem (thủ đô cổ đại của người Do Thái) là trung tâm của tôn giáo Do Thái. Họ còn lập luận rằng người Arab có một số quốc gia với diện tích hàng triệu km vuông rồi trong khi người Do Thái lại không có quê hương.

    Bất chấp tuyên bố của các nước Arab và thực tế là đa số cư dân là người Arab Hội Quốc Liên "lật kèo", chấp nhận phán quyết Anh là chính phủ ủy trị Palestine để tạo điều kiện cho người Do Thái định cư ở đó. Nên đã gây xung đột với người dân Arab.

    Trong khi đó, những năm 1930, người Do Thái bị chế độ phát xít Hitler khủng bố khắp châu Âu đã dồn dập tràn vào một khu vực ở Palestine mà họ xác định là quê cha đất tổ theo Kinh Thánh, nay chính là Israel. Từ đó, thế giới có phong trào phục quốc, kêu gọi những ai là người Do Thái về đất tổ. Giữa người Do Thái hồi hương và người Palestine ở vùng đất này liên tục xảy ra tranh chấp đất đai từ đó.

    3. Chia đất lần 2

    Quyền ủy trị đối với Palestine của người Anh từ năm 1923 đã chấm dứt. Năm 1947, Liên hợp quốc bỏ phiếu thông qua Nghị quyết 181 về chia cắt khu vực Palestine thành một nhà nước Do Thái, một nhà nước Arab và một khu vực quốc tế nhỏ là Jerusalems. Một số quốc gia Arab phản đối ý định này nhưng kế hoạch vẫn được thực hiện. Người Anh chính thức rút khỏi Palestine ngày 14/5/1948 và Hội đồng Nhà nước Do Thái tuyên bố thành lập Nhà nước Israel.

    4. Khơi màu chiến tranh

    Các nước Arab xung quanh xâm chiến với ý định đè bẹp quốc gia Israel mới chào đời. Các nước Ả Rập đã đem quân xâm lược Israel, dẫn đến Chiến tranh Ả Rập-Israel 1948. Cuộc chiến tranh này đã gây ra khoảng 15.000 thương vong và kết thúc với phần thắng thuộc về Israel, 750.000 người Palestine phải chạy trốn hoặc buộc phải chạy trốn khỏi Israel. Israrel tiếp tục mở rộng lãnh thổ ra các khu vực của người Arab sau cuộc chiến này.

    5. Khủng hoảng ở Palestine

    Israel cũng sáp nhập Tây Jerusalem, còn Đông Jerusalem tạm thời được đặt dưới quyền kiểm soát của Jordan. Trong khi Jordan sáp nhập Bờ Tây ( thuộc Đông Jerusalem) và Ai Cập chiếm lấy Dải Gaza. Bị mất toàn bộ lãnh thổ, một làn sóng di cư khổng lồ của người Ả Rập tại Palestine sang các quốc gia láng giềng đã bùng nổ trong thời gian này.

    6. Cuộc chiến Israel - Liên quân Ai Cập

    Trong những năm 1950, Jordan và Ai Cập ủng hộ các cuộc tấn công khủng bố xuyên biên giới của lực lượng phiến quân Fedayeen vào lãnh thổ Israel, buộc Israel phải tiến hành các động thái đáp trả. Năm 1954, Ai Cập bắt đầu phong toả Eo Tiran, ngăn cản mọi con tàu tới Eilat.Ngày 26 tháng 7 năm 1956, Ai Cập quốc hữu hóa Công ty Kênh đào Suez, và đóng cửa kênh đào này với tàu bè Israel. Israel trả đũa ngày 29 tháng 10 năm 1956, bằng cách xâm chiếm Bán đảo Sinai với sự hỗ trợ của Anh và Pháp. Cuộc khủng hoảng Suez năm 1956 dẫn đến sự chiếm đóng ngắn hạn của Israel đối với Dải Gaza, tuy vậy biên giới cũ đã được khôi phục không lâu sau đó.

    7. PLO trong cuộc chiến

    Vào năm 1964, Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) được thành lập bởi Yasser Arafat.

    Trong cuộc chiến tranh Arab - Israel năm 1967, trong vòng 6 ngày, Israel đã đánh bại lực lượng quân đội Ai Cập, Syria và Jordan, sáp nhập các lãnh thổ Đông Jerusalem, cao nguyên Golan, Bờ Tây, Dải Gaza và toàn bộ bán đảo Sinai, mở rộng lãnh thổ 200%.

    8. Sự tháo chạy của PLO

    Sau cuộc chiến Sáu ngày, Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) buộc phải tháo chạy sang Jordan, nơi vua Hussein đã cung cấp các căn cứ và nơi trú ẩn cho họ. Tuy vậy đến năm 1970, PLO bất ngờ phản bội Hussein công khai hàng loạt hành động khủng bố, ám sát, lật đổ chế độ. Vua Hussein đã phải hất cẳng họ, kết thúc vào 17/7/1971

    Thất bại trước quân đội chính phủ Jordan, PLO lại phải di dời đến Nam Lebanon, nơi đây đã được PLO sử dụng làm căn cứ để tiến hành các cuộc tấn công khủng bố vào miền bắc Israel cũng như các chiến dịch không tặc trên toàn thế giới.

    9. Truy quét của Israel

    Sau vụ việc nhóm vũ trang ANO của Palestine ám sát hụt một nhà ngoại giao Israel vào năm 1982, Israel đã đáp trả bằng việc mở một cuộc tấn công toàn diện vào Lebanon. Các nhóm vũ trang của Palestine bị đánh bại nhanh chóng trong vòng vài tuần, và trụ sở của PLO đã được sơ tán đến Tunisia vào tháng 6 theo quyết định của Yasser Arafat.

    Phong trào Intifada đầu tiên của người Palestine nổ ra vào năm 1987. Đến đầu những năm 1990, các nỗ lực quốc tế để giải quyết cuộc xung đột đã bắt đầu, nhờ vào thành công của hiệp ước hòa bình Ai Cập - Israel năm 1982. Hiệp định Oslo năm 1993 đã cho phép PLO di dời khỏi Tunisia và thành lập Chính quyền Quốc gia Palestine ở Bờ Tây và Dải Gaza. Tiến trình hòa bình đã vấp phải sự phản đối đáng kể từ các nhóm Hồi giáo cực đoan của Palestine, tiêu biểu là Hamas, những kẻ đã ngay lập tức khởi xướng một chiến dịch khủng bố nhắm vào người Israel.

    10. Bối cảnh xung đột trong 20 năm gần đây

    Bạo lực đã leo thang thành một cuộc xung đột mở giữa Lực lượng An ninh Quốc gia Palestine và Lực lượng Quốc phòng Israel, kéo dài trong suốt những năm 2004-2005. Sau khi cuộc đấu tranh chính trị nội bộ ở Palestine giữa 2 phe là Fatah và Hamas nổ ra vào năm 2007, Hamas đã nắm quyền kiểm soát hoàn toàn khu vực. Căng thẳng giữa Israel và Hamas leo thang cho đến cuối năm 2008, khi Israel triển khai chiến dịch Cast Lead tại Gaza, dẫn đến hàng ngàn thương vong dân sự và thiệt hại hàng tỷ USD. Đến tháng 2 năm 2009, một lệnh ngừng bắn đã được ký kết với sự tham gia hòa giải của cộng đồng quốc tế, mặc dù những cuộc giao tranh lẻ tẻ giữa hai bên vẫn tiếp diễn. Ngày 29 tháng 11 năm 2012, Nghị quyết số 67/19 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc được thông qua, nâng cấp Palestine lên vị thế "nhà nước quan sát viên phi thành viên" tại Liên Hiệp Quốc. Việc thay đổi vị thế này được mô tả là công nhận thực tế chủ quyền quốc gia của Palestine.

    Từ năm 2009, chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama đã liên tục gây sức ép buộc chính phủ Israel ngừng xây dựng các khu định cư ở Bờ Tây và khôi phục lại tiến trình hòa bình với Palestine. Ngày 25/11/2009, Israel tuyên bố ngừng xây các khu định cư trong 10 tháng và quyết định này được cho là do chịu sức ép của chính quyền Mỹ.

    Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 6/12/2017 công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, động thái bị chỉ trích làm cản trở nỗ lực hòa bình ở Trung Đông và gây bức xúc cho cả đối tác lẫn đối thủ của Washington.
    --------
    Tóm lược từ: https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Xung_đột_Israel–Palestine

    [​IMG]
     
  2. sandicos55

    sandicos55 Người bắt chuyện

    55%
    19/4/24
    6,649
    0
    36
    Nam
    Hãy tham gia ngay nhóm MMO Vui lòng đăng kí hoặc đăng nhập để thấy liên kết tại BigMMO
    ToolsKiemTrieuDoGroup để có cơ hội sử dụng trình duyệt anti-detect hoàn toàn miễn phí, cùng với bộ công cụ cho Amazon, eBay, Walmart, Etsy, Home Depot, Apple, và nhiều công cụ antidetect browser khác như gologin, mutilogin, vmlogin, dolphin, ominilogin, adspower, vektorT13, ios...
    //////////////////////////// Get FREE Here ✔️✔️✔️ Vui lòng đăng kí hoặc đăng nhập để thấy liên kết tại BigMMO
    Vui lòng đăng kí hoặc đăng nhập để thấy liên kết tại BigMMO
    Vui lòng đăng kí hoặc đăng nhập để thấy liên kết tại BigMMO
    Vui lòng đăng kí hoặc đăng nhập để thấy liên kết tại BigMMO
    Vui lòng đăng kí hoặc đăng nhập để thấy liên kết tại BigMMO
    Vui lòng đăng kí hoặc đăng nhập để thấy liên kết tại BigMMO
    Vui lòng đăng kí hoặc đăng nhập để thấy liên kết tại BigMMO
    Vui lòng đăng kí hoặc đăng nhập để thấy liên kết tại BigMMO
    Vui lòng đăng kí hoặc đăng nhập để thấy liên kết tại BigMMO
    Vui lòng đăng kí hoặc đăng nhập để thấy liên kết tại BigMMO