Hãy đăng bài và bài viết ca bn s đưc lên top tìm kiếm google

Diễn đàn SEO bài viết lên Google Search tốt nhất

# Lập trình viên - một nghề bạc bẽo và trớ trêu Bản thân một cái ngành...

Thảo luận trong 'Lập Trình Game' bắt đầu bởi (No Name), 12/9/21.

  1. # Lập trình viên - một nghề bạc bẽo và trớ trêu

    Bản thân một cái ngành nghề nào, dù là ở bất cứ lĩnh vực nào, bản thân đều đáng được tôn trọng và có cái hay của nó. Theo nghề lập trình, ở một khía cạnh nào đó, bạn có thể thay đổi cả thế giới, và điều này hoàn toàn là có thật, và bất cứ ai cũng có khả năng làm được. Dĩ nhiên, nếu bạn muốn thay đổi cả thế giới với những dòng code, đó thực sự là điều không dễ dàng, cái gì cũng có giá của nó.

    Khi mới bắt đầu dấn thân vào nghề này, tôi đã suy nghĩ như thế và cho tới giờ vẫn vậy. Chỉ có khác, là cái cách mà tôi theo đuổi nghề đã khác. Nghề này bạc bẽo ở chỗ, khi mới bắt đầu bạn sẽ có được một danh hiệu nghe rất là kêu - “lập trình viên”, và kèm theo đó là hàng loạt những khả năng thần kỳ mà bỗng nhiên có được khi được gán cái mác ấy, đó chính là khả năng sửa máy tính, cài hệ điều hành (phổ biến nhất là Windows, gọi tắt là cài win), tư vấn mua máy laptop, tự lắp đặt một máy tính theo yêu cầu, vâng vâng và mây mây, đại khái là cái gì có liên quan tới máy tính, và giờ là cả điện thoại, máy tính bảng, đồng hồ thông minh và còn nhiều thiết bị không dây thông minh “cần thiết” khác nữa. Ôi thật bất ngờ!

    Ít ai biết được, và cũng ít ai có thể nhận ra rằng khoảng thời gian bắt đầu vào nghề cho tới khi lên tới một bước ngoặt được đặt tên là “Senior Developer”, những việc bạn làm không khác gì việc của một người công nhân, thậm chí cũng không khá gì hơn một anh thợ hồ (đừng nhầm tôi khinh nghề thợ hồ hay công nhân). Mà ngặt nỗi, khoảng thời gian này khá dài với một người được cho là khả năng bình thường, tầm 3-5 năm. Bạc bẽo không?

    Một điều dễ nhận ra hơn trong quá trình bạn đi làm, đó là những ý tưởng của bạn, những đề xuất của bạn, dễ bị gạt phăng đi, lý do rất đơn giản là vì:

    Bạn chưa đủ khả năng (kỹ năng chuyên ngành, kinh nghiệm, kỹ năng mềm) để bảo vệ lý lẽ của mình cho tới cùng.

    Sếp - người trực tiếp đánh giá khả năng làm việc, thường sẽ không đề cao bạn bằng một anh bạn khác đã làm việc này trước đó hoặc đơn giản chỉ là vào làm trước bạn 1 tuần. Và cá nhân tôi luôn cho rằng đánh giá một lập trình viên hay bất cứ một con người nào chỉ dựa vào một hay vài vấn đề trong công việc là hết sức phiến diện và điều đó thể hiện một tư duy kém cỏi.

    Sếp - cần tiến độ dự án nhanh. Điều này thường thấy với hầu hết các công ty của Việt Nam, và dường như nó là bệnh chung của các ngành công nghiệp của Việt Nam. Hi vọng là tôi đã quá lời khi cho rằng tư duy làm ra sản phẩm của các công ty Việt Nam là, họ sẵn sàng ra mắt sớm một sản phẩm lỗi hơn là hoàn thiện sản phẩm rồi đưa đến tay người dùng. Cá nhân tôi cho rằng, định hướng này là một sản phẩm của những lối tư duy “mì ăn liền”, “đua đòi”, “thiếu sáng tạo” và rất “rẻ tiền”. Đôi khi tôi cảm thấy thật hổ thẹn khi người Việt chúng ta sử dụng chất xám theo một cái cách hết sức phung phí và cứng nhắc như vậy.

    Trớ trêu không? Nếu bạn đã từng đi phỏng vấn để trở thành một lập trình viên, bạn sẽ nhận được hàng tá các câu hỏi “trên trời”, nào là tư duy logic, những kiến thức chuyên ngành cực kỳ “chuyên sâu” (cá nhân tôi thì thấy cực kỳ phụ thuộc vào một hoàn cảnh cụ thể thì đúng hơn). Tuy nhiên, cái thực sự bạn đi làm và đối mặt hàng ngày là những mớ hỗn độn, những dòng code ngoằn ngoèo không có một tài liệu nào cụ thể rõ ràng và việc của bạn là tiếp tục “phát triển” cái mớ hỗn độn đó để nó hoạt động có vẻ “trơn tru” hơn. Bạn hãy tưởng tượng một trường hợp: bạn được yêu cầu dạy một học sinh lớp 8 giải phương trình nhưng nó chưa biết cộng trừ nhân chia. Bạn sẽ giải quyết ra sao? Có phải bạn nghĩ cần phải dạy nó cộng trừ nhân chia, rồi đặt biến, rồi dạy nó biết phương trình là gì, rồi các dạng của phương trình, công thức tính nghiệm chăng? Sếp bạn sẽ nói, “cậu sai rồi, cái cậu cần làm chính là làm sẵn một bài và bắt đứa trẻ đó học theo, và quan trọng là KẾT QUẢ CUỐI CÙNG khi nộp không bị bắt lỗi”.

    Có 2 vấn đề ở đây, một là không phải là dạy cho đứa trẻ hiểu, vì sao ư? Vì nó quá tốn thời gian với một cái thói tư duy “mì ăn liền” hiện tại của chúng ta. Vấn đề thứ hai, không phải là dạy cách giải đúng, mà là cách giải sao cho KHÔNG BỊ BẮT LỖI. Cái này thực sự quan trọng và thực tế những gì đang diễn ra hằng ngày đang là như vậy. Dĩ nhiên không phải công ty nào cũng như vậy, nhưng trong giới hạn trải nghiệm của tôi, nó là như thế. Thực sự tôi luôn rất cần một ai đó phản bác lại ý kiến có phần tiêu cực này của mình. Thế nhưng, không một ai quan tâm bạn là ai đâu, vì trong thực tế hiện tại, bạn chỉ là một hạt cát nhỏ. Và một điều tôi nhận ra nữa trong những năm tháng đi làm, “đồng nghiệp” và “bạn bè” thật khó xích lại gần nhau.

    Tại sao bạn lại chọn trở thành một lập trình viên? Với tôi là vì tôi đam mê những dòng code, và như tôi nói ban đầu, một lập trình viên là người có thể thay đổi cả thế giới. Thực sự nghề này bản thân nó mang lại một nguồn cảm hứng vô tận, và những gì bạn làm nó ảnh hưởng trực tiếp và ngay lập tức. Chỉ cần một dòng code sai, cả một dây chuyền có thể sẽ bị ảnh hưởng, doanh thu bị biến động và số tiền sẽ gấp nhiều lần so với lương của bạn đấy. Chỉ cần thay đổi một cái nút, doanh số sản phẩm tăng vọt, những chuyện tưởng chừng như chỉ có siêu nhân mới làm nổi, bạn chỉ thực hiện trong vòng một nốt nhạc. So với việc cài windows, tư vấn mua laptop, điện thoại và là một quyển từ điển sống để mọi người xung quanh tra cứu giá cả bitcoin vào thời điểm hiện tại, tôi thấy nó dễ hơn rất nhiều.