Hãy đăng bài và bài viết ca bn s đưc lên top tìm kiếm google

Diễn đàn SEO bài viết lên Google Search tốt nhất

LỜI NGUYỀN CỦA SỰ HIỂU BIẾT “Lời nguyền của sự hiểu biết” là một thuật ngữ...

Thảo luận trong 'J2TEAM Community' bắt đầu bởi Bùi Võ Ngọc Quế Trân, 12/9/21.

  1. LỜI NGUYỀN CỦA SỰ HIỂU BIẾT

    “Lời nguyền của sự hiểu biết” là một thuật ngữ dùng để chỉ hành vi định kiến tâm lý xảy ra khi một người có hiểu biết sâu về một vấn đề luôn cho rằng những người khác cũng phải có hiểu biết nhất định về vấn đề ấy bất chấp họ có thực sự biết hay không.
    Nói một cách khác, “Lời nguyền của sự hiểu biết” xảy ra khi một người nói chuyện và thầm hiểu trong đầu mình rằng đối tượng giao tiếp có đủ nền tảng để hiểu mình đang nói gì.
    “Lời nguyền của sự hiểu biết” thực sự là một lời nguyền bởi trước hết, chắc chắn ai cũng mắc phải trong đời một đôi lần, kế đó là nó gây ra những tác động xấu phủ khắp mọi mặt trong đời sống xã hội con người – loài sinh vật có hiểu biết:

    1/ Trong giao tiếp:
    Thường thì khi biết trước câu trả lời, chúng ta hay có khuynh hướng đánh giá thấp độ khó thực sự của câu hỏi. Điều đó thể hiện rõ khi chúng ta biết được câu trả lời đơn giản cho một câu đố phức tạp, khoái chí đi đố khắp thiên hạ và luôn thầm nghĩ: “có thể mà không giải ra”. “Lời nguyền của sự hiểu biết” không tốt cho sự truyền đạt giải pháp của vấn đề, kéo theo sự giảm sút độ tin cậy khi ai đó cần tham khảo ý kiến từ bạn. Thậm chí đôi khi, họ còn cho rẳng bạn không đủ hiểu biết cho vấn đề nên mới trình bày mà chẳng ai hiểu được.

    2/ Trong gia đình:
    “Lời nguyền của sự hiểu biết” tuy nhỏ nhưng là tai ương cho các mối quan hệ gia đình. Không hiếm gặp cảnh chì chiết đay nghiến khi một người đang phải giải thích, chỉ dẫn một thành viên khác. Cha mẹ với con cái, con cái với cha mẹ, anh chị em với nhau.
    Cha mẹ hay quát nạt con cái, “bài tập có bấy nhiêu thôi mà mãi không làm được?” Quý phụ huynh đã mặc định cho rẳng con mình đi học là coi như đã biết cả, bài tập đương nhiên không những giải xong mà còn phải giải đúng. Con cái thì thường hay gắt gỏng cha mẹ khi họ phải diễn giải quá chi tiết cách sử dụng máy tính, smartphone. Thâm tâm họ luôn tự cho rẳng những điều đó quá sức đơn giản, tại sao lại không biết được? Anh chị em ruột cũng không tránh được lời nguyền, xảy ra khi thằng anh kèm cặp chỉ bài cho đứa em mà mãi nó không hiểu được chỉ vì thằng anh đã từng học qua và thấy nó quá đơn giản, đứa em cũng phải có “nghĩa vụ” tự hiểu.
    Hơn nữa, điều tồi tệ xảy ra khi một người nắm được thông tin một cách tự lực coi thường những ai không được như họ, bắt buộc đối phương phải giống như họ, bằng không thì họ cho rằng đối phương thật vô dụng.
    Quan hệ vợ chồng cũng như thế, nếu chúng ta luôn mặc định cho rằng đối phương phải tự hiểu mà không thẳng thắn trao đổi, trò chuyện thì một khi mâu thuẫn tích tụ, đổ vỡ chỉ còn là vấn đề thời gian.

    3/ Trong công việc:
    Trong một ấn bản của Tạp chí Doanh nghiệp Havard 2006, Chip & Dan Health “Lời nguyền của sự hiểu biết” mô tả nó như sau: Các giảm đốc điều hành hàng đầu đã có nhiều năm chìm trong logic của các công ước kinh doanh, vì vậy khi họ nói một cách trừu tượng, họ chỉ đơn giản tóm tắt sự giàu có của dữ liệu cụ thể trong đầu họ. Còn những nhân viên của họ, những người không biết về ý nghĩa cơ bản, chỉ nghe thấy những cụm từ tối nghĩa”.

    4/ Trong trường học:
    Cuối cùng, trong môi trường giáo dục, “Lời nguyền của sự hiểu biết” diễn ra phổ biến và gây nên tác hại lớn nhất.
    Các giáo viên thường xuyên quên bẵng đi việc học sinh chưa nắm vững kiến thức căn bản và từ đó giảng dạy tiếp nối một cách vô tư cho dù những điều căn bản ấy thực sự đã có trong chương trình học năm ngoái. Nhưng trong tình trạng tiêu cực giáo dục hiện nay, học sinh ở lớp hiện tại chưa chắc nắm được kiến thức căn bản ở những lớp trước đó. Chắc chắn không ít thì nhiều, chúng ta thường hay nghe thầy cô thường xuyên than vãn rằng “phần này đã được học rồi đấy nhé, tôi chỉ nhắc lại thôi.”
    Vì sự mặc định học sinh đã biết, giáo viên thường bỏ qua việc phân tích cốt lõi, ý nghĩa của khái niệm ban đầu cũng như những quy ước. Thậm chí ngay cả khi được hỏi, diễn giải về chúng mà học sinh nhận được thường không mấy khi dễ hiểu, thậm chí “quy ước là quy ước, cứ thế mà dùng.” (trường hợp này không phải“Lời nguyền của sự hiểu biết” mà là sự kém hiểu biết thực sự)
    Những điều này có thể khiến một ‘kiến thức ắt có” trở thành một “kiến thức xa lạ”, tức là “biết” nhưng không “hiểu”. Từ đó tạo ra sự chán ghét kiến thức, học máy móc, mất căn bản hoặc biết giải nhưng không hiểu ý nghĩa những gì được viết ra.
    Rõ ràng, giáo viên không nên mắc “Lời nguyền của sự hiểu biết” chỉ vì cứ tưởng rẳng học sinh của mình đã hiểu điều gì đó.
    Bạn cũng hãy nhớ lại thử xem, bạn đã từng rơi vào trường hợp thằng bạn giảng cho mình thì bạn ngộ ra ngay, trong khi ông thầy đứng nói liên tục hai tiết mà vẫn như “nước đổ lá khoai”? Đó chính là vì ông thầy bạn đã vướng vào “Lời nguyền của sự hiểu biết” chứ vấn đề không phải nằm ở bạn (với giả định rằng bạn không phải là học sinh yếu, không mất căn bản và đã tập trung lắng nghe).
    Đôi khi biết quá nhiều/quá am hiểu dẫn đến sự quên đi cảm giác/tâm trạng của một người mới học là như thế nào. Đó chính là điểm mấu chốt “Lời nguyền của sự hiểu biết”, quên mất bản thân từng ra sao và đã vô tình giả định rằng đối phương đủ thông tin nền như của chính ta ở thời điểm hiện tại để nắm bắt vấn đề.
    Chẳng hạn, thay vì nói “tìm x” thì lại lỡ nhịp thành “giải phương trình”, thay vì dùng dấu “x” cho phép nhân với học sinh tiểu học thì lại dùng dấu “.” và rồi mãi sau mới chợt nhận ra. Những cái lẻ tẻ đó là dấu hiệu ban đầu của “Lời nguyền của sự hiểu biết” nhưng đơn giản để nhận thấy, còn những vấn đề phức tạp hơn, đôi khi giáo viên quên béng mà cứ dùng những diễn giải cao, học sinh với không tới.

    Kết luận:
    “Lời nguyền của sự hiểu biết” đôi khi còn được hiểu theo lối “ Nghịch lý của sự hiểu biết”, rằng đôi khi sự hiểu biết lại có thể gây nên hậu quả tiêu cực. Đó là khi nhóm hai người không hiểu biết cùng hợp sức tìm cách giải quyết vấn đề đôi khi lại tốt hơn là nhóm 1 người biết rõ-1người mù mờ vì khi đó, người biết rõ thì cứ mặc sức thừa nhận sự thừa hiểu của cộng tác viên trong khi người mù mờ thì không thể nào hiểu được ý bạn mình. Họ có thể không đi đến được sự thống nhất, nảy sinh mâu thuẫn làm rạn nứt tình cảm.
    “Lời nguyền của sự hiểu biết” là không thể nào tránh được, bởi đôi khi nó diễn ra trong tâm thức. Chúng ta không đủ khả năng nhận ra và vô tình thể hiện nó. Điều quan trọng ở đây là một khi nhận thức được sự tồn tại của “Lời nguyền hiểu biết”, chúng ta mới có thể khống chế nó.
    “Lời nguyền của sự hiểu biết” còn liên đới đến những hành vi tâm lý khác, như là “Nghịch lý con tàu Thesueus” về bản ngã của con người, “Lời tiên tri tự ứng nghiệm” trong tâm lý học và “Lý thuyết trò chơi” trong kinh tế học.

    Cr: Toán học kỳ thú

    #j2team_share
    [​IMG]
     
  2. Cre: Mathtasy Toán học kì thú :v
     
  3. thông minh quá, hiểu biết rộng quá cũng có cái khổ, may mà mình ngu

    Vui lòng đăng kí hoặc đăng nhập để thấy liên kết tại BigMMO
     
  4. hay quá . phát tí quay lại đọc
     
  5. Bác làm em nhớ đến hiệu ứng Dunning & Kruger quá
     
  6. Bác nào like giúp em cmt ạ
     
  7. Mình bị cái này :))) hay có suy nghĩ cái đó mình biết nên ng khác cũng biết nên hay hời hợt
     
  8. Tất cả các sếp đều mắc căn bệnh này. Đang yên đang lành quay sang hỏi nhân viên “Mật khẩu icloud của anh là gì ấy nhở?”
    Ủa anh???
     
  9. biết càng nhiều thì cơ hội sống càng thấp, xưa xem phim thấy mấy thằng trùm toàn nói thế
     
  10. Bác nào like em vs ạ
     
  11. Thanks bác nhé, bài hay quá !
     
  12. you're not the only one who's cursed with knowledge
    *Thanos
     
  13. mình đang cố chống lại điều này cho tương lai nhưng k biết được k

    làm sao để giải thích cho con trẻ hiểu được mình làm thế vì tốt cho nó, vì "sau này con sẽ hiểu", đó đâu phải câu trả lời mà chúng mong muốn
     
  14. Bài viết hay quá bác. Em xin phép repost trên trang cá nhân ạ.
     
  15. Đồng ý, mình cx nhận ra mình bị cái này 1 vài năm trc và đến h vẫn đang cố sửa :)) thực sự khó