Tắt Quảng Cáo [X] Đăng Nhập để ẩn Tất Cả Quảng Cáo # **MÔ HÌNH DÒNG CHẢY – BÍ MẬT CỦA SỰ TẬP TRUNG VÀ HIỆU SUẤT CAO LIÊN TỤC TRONG THỜI GIAN DÀI** > Bạn đã từng làm việc gì đó mà không để ý đến thời gian chưa? Mọi thứ xung quanh – từ tiếng chuông điện thoại đến những người đi qua hành lang – dường như biến mất. Bạn tập trung hoàn toàn vào những gì đang làm và chú ý đến nỗi thậm chí quên cả bữa trưa. Bạn cảm thấy tràn đầy sức sống và hạnh phúc về những việc đang làm. > Hầu hết chúng ta đã trải qua cảm giác này tại thời điểm nào đấy. Các nhà tâm lý học gọi đây là trạng thái “dòng chảy”. Khi nó xảy ra, chúng ta mất ý thức về bản thân và hành động theo bản năng và hoàn toàn chú ý cho nhiệm vụ trước mắt. **Ví dụ về Flow:** Hãy hình dung khi một bác sĩ ngoại khoa tập trung hoàn toàn tâm trí (và cả cơ thể) vào một ca mổ phức tạp kéo dài có thể lên đến 12 giờ liên tục. Trong suốt quá trình này tâm trí người bác sĩ này gần như tập trung tuyệt đối vào xử lý các tình huống của ca mổ, không nghĩ đến bất cứ thứ gì khác, ngay cả cảm giác đói. Tập trung với toàn bộ năng lượng, toàn bộ sức lực và cảm thấy một sự hứng thú cao độ trong suốt quá trình tập trung này. Đó là trạng thái dòng chảy “State of Flow” của tâm trí con người. **Vậy làm sao để đạt được Flow:** Theo tác giả Csíkszentmihályi của cuốn sách Flow - Dòng chảy, trạng thái dòng chảy chỉ có được khi ta đạt được hai thứ cùng lúc đó là sự thách thức trong công việc và một năng lực đủ để kiểm soát thách thức đó (vùng số 8 trên hình). Nếu hai thứ này không đạt cùng lúc thì ta không có được trạng thái dòng chảy. Trong cuộc sống mỗi người ta thường rơi vào các vùng (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7), nó dao động xung quanh các vị trí đó. Lúc ta cảm thấy lo âu buồn bực, lúc ta cảm thấy nhàm chán, thỉnh thoảng ta cảm thấy tự tin, hứng thú, kiểm soát được mọi chuyện… Cuộc sống, công việc càng phức tạp, sự dao động diễn ra liên tục và không ít lần nó làm ta chao đảo, mất phương hướng. Do đó bản lĩnh đầu tiên của con người là phải tự biết được một cách rỏ ràng tâm trạng của mình (Self awareness), từ đó mới tự biết cách vượt qua nó (Self control), để cuối cùng là đạt được sự tự tin (Self confident). Nếu tự cảm nhận ta đang rơi vào vùng (1) (2) (3), đó là lúc bạn biết bạn cần phải trao dồi thêm kiến thức và kỹ năng – bồi tụ thêm cho năng lực của mình. Còn rơi vào vùng (4) (5) (6) (7) , đó là lúc ta cần có 1 công việc thách thức hơn. Để hiểu hơn về mô hình này, mình khuyến khích bạn đọc cuốn sách Flow - Dòng chảy của tác giả Mihaly Csikszentmihalyi để có những chiêm nghiệm sâu sắc nhất và hiểu Flow 1 cách rõ nhất để áp dụng vào đời sống. #j2team_sharing