Tắt Quảng Cáo [X] Đăng Nhập để ẩn Tất Cả Quảng Cáo Một cảnh trong Money Heist, Nairobi viết chữ đúng chữ Gan như tiếng Việt, khi giáo sư hỏi lá gan nằm ở đâu. Tiếng Việt lẫn ba nước Đông Á thì gan có chung một gốc Hán: can 肝. Chữ can này vẫn hiện diện trong nhiều từ Hán Việt, 'tâm can' thì rõ là tim gan, nhưng ngay cả 'can đảm' cũng là tên hai bộ phận: gan+mật. Danh từ kép biến thành tính từ: đến gan mật tao còn không tiếc nữa là! (ngon nhào vô, xiên thử xem), hoặc nghiêm túc hơn là với ý "to gan lớn mật". Tuy thế chính tên bộ phận trong cơ thể trong tiếng Việt lại bị biến âm thành 'gan', trong loạt biến âm c→g phổ biến: kê → gà, cái → gái, kiếm→gươm, cận→gần... Các ngôn ngữ phương Bắc không bị biến âm, Trung Hàn Nhật **vẫn đọc chính xác can /kan/, nhưng một cách tình cờ**, khi phiên âm sang Latin, Hán Pinyin phiên là gān, tiếng Hàn phiên là gan (như phim), Nhật thì kanzō = can tạng. #j2team_relax * Không liên quan, nhưng /g/ trong let's go tiếng Anh không giống /ɣ/ trong gét gô tiếng Việt. Hoạt động của các vùng miệng khác nhau chi tiết cho ai quan tâm youtu.be/iVPtWNUVGPA v.s youtu.be/MmGjJNGTuIs – À, còn cái hình vẽ thì sai lè, gan nằm ở phía trên xa, to và được xương sườn che trọn vẹn.
Vậy là những tính từ chỉ sự dũng cảm đều là mô tả việc show nội tạng ra và bảo đối thủ " có ngon thì xiên đê" (;ŏ﹏ŏ)
Tiếng việt to gan nhưng tiếng trung là 大胆 (Đại đảm) Ngày xưa bảo người ta có gan góc là vì cái mật, cho nên người không e sợ gì gọi là đại đảm 大膽, người có lòng sốt sắng vì nghĩa quên mình gọi là can đảm 肝膽. 色胆包天 cũng là 1 câu thành ngữ