Theo tôi, từ pin sạc dp là 3,7 qua 7749 loại mạch lại về 3,7 cho pin điện thoại vậy nên cách tính cũ vẫn đúng (trừ hao hụt khi sạc)
Nếu đã không tính hao hụt thì dự phòng 10000mAh thì sẽ sạc được pin 5000mAh 2 lần. Theo bảo toàn năng lượng thôi, kể cả hiệu điện thế tăng thì cường độ dòng diện sẽ giảm xuống vì bản chất công suất không đổi do muốn tăng điện thế thì sẽ đi qua thêm 1 mạch nhỏ chuyển đổi ở trên cái mạch sạc đấy nữa nên U tăng thì I sẽ giảm. Còn chính vì hao hụt do dự phòng 3,7 phải chuyển thành 5V để sạc vào điện thoại, rồi điện thoại lại hao hụt sạc vào pin. Do vậy tính nhanh nhất thì hiệu suất sạc 75%, 10000mAh thì dùng sạc đc 7500mAh
2 thằng 2 hệ quy chiếu khác nhau: - sạc dự phòng 10000mAh nhà sản xuất tính toán ở mức điện áp 3.7V - điện thoại 2800mAh nhà sản xuất tính toán ở mức điện áp 5V Chỗ này chưa cần quan tâm pin có điện áp như thế nào, chỉ cần quan tâm đầu ra của sạc dự phòng là 5V, đầu vào điện thoại 5V (sạc tiêu chuẩn, tương tự nếu cả 2 hỗ trợ sạc nhanh). Như vậy, khi quy về cùng hệ quy chiếu (cùng mức điện áp) thì không còn gì là khó hiểu nữa
Họ viết đúng, nhưng hơi dài. Để dễ hiểu thì các bạn cần hiểu thêm 1 khái niệm nữa là hệ số chuyển đổi năng lượng của mạch sạc. Một quả pin dự phòng 10400mAh là dung lượng tối đa của viên pin đó. Khi chúng ta sạc cho điện thoại, thông qua mạch sạc -> sợi cáp -> mạch sạc trên điện thoại -> viên pin điện thoại. Trải qua từng đó thứ chắc chắn năng lượng sẽ bị tiêu hao đáng kể (thường tiêu hao dưới dạng nhiệt năng).