Hãy đăng bài và bài viết ca bn s đưc lên top tìm kiếm google

Diễn đàn SEO bài viết lên Google Search tốt nhất

# **Nền tảng Low-code: Tương lai “xâm chiếm” thế giới lập trình ứng dụng**...

Thảo luận trong 'Lập Trình Game' bắt đầu bởi Nguyễn Đức Cảnh, 10/11/21.

  1. # **Nền tảng Low-code: Tương lai “xâm chiếm” thế giới lập trình ứng dụng**
    > Low-code là một nền tảng phát triển phần mềm, giúp bạn tạo ra một phần mềm hoàn chỉnh bằng cách kéo thả.

    Hay nói cách khác, nền tảng Low-code là tập hợp các công cụ cho phép người dùng (doanh nghiệp / developer) phát triển phần mềm mà không cần phải code nhiều. Thay vì viết hàng nghìn dòng mã với cú pháp phức tạp, bạn có thể sử dụng low-code để xây dựng các ứng dụng với giao diện người dùng hiện đại, tích hợp một cách nhanh chóng.

    Low-code cung cấp 1 vũ trụ nơi các ứng dụng/phần mềm có thể được triển khai nhanh hơn so với các ứng dụng/phần mềm được code kiểu truyền thống. Từ đó, trải nghiệm người dùng có thể được hoàn thiện liên tục. Đây là một vũ trụ đầy tiềm năng, nhất là đối với các doanh nghiệp có tư duy hướng về tương lai.

    Theo báo cáo nghiên cứu, có ba lý do nổi bật khiến Low-code có sự phát triển mạnh mẽ như hiện nay:

    1. Lấy người dùng làm trung tâm

    Low-code có thể biến bất kỳ ai trở thành nhà phát triển. Vì vậy, những người dùng không am hiểu quá sâu về lập trình có thể tạo và sửa đổi các tính năng, ứng dụng và quy trình nhằm phục vụ cho mục đích riêng của họ.

    Đối với những nhà phát triển đã có nhiều kinh nghiệm lập trình, một nền tảng Low-code giúp họ đưa các cải tiến bên ngoài vào một cách dễ dàng.

    2. Đem lại nhiều giá trị về mặt thời gian

    Những tính năng của Low-code như khả năng tái sử dụng, giao diện người dùng trực quan giúp cải thiện và nâng cao năng suất của các nhà phát triển. Các công cụ tích hợp thúc đẩy sự hợp tác chéo giữa các nhóm khác nhau, giúp đưa ra quyết định nhanh hơn. Tất cả những yếu tố này kết hợp lại tạo thành giá trị tuyệt vời về mặt thời gian trong quá trình phát triển ứng dụng.

    3. Tính linh hoạt cao

    Tính linh hoạt của nền tảng Low-code thể hiện qua khả năng đáp ứng nhu cầu của nhiều doanh nghiệp với cấu trúc và quy mô khác nhau. Do đó, việc chuyển đổi kỹ thuật số trở nên dễ tiếp cận hơn và giá cả phải chăng hơn cho mọi người.

    Trên thị trường CNTT, OutSystems hiện là một trong các nền tảng Low-code để phát triển các ứng dụng web và ứng dụng di động dành cho doanh nghiệp của công ty phần mềm toàn cầu Outsystems có trụ sở tại Atlanta và Georgia, Mỹ. Theo đó, Outsystems trong vài năm trở lại đây thì đang nổi lên như một ngôi sao trong giới Low-code. Các công ty lớn đang sử dụng và quan tâm tới Outsystems như: Toyota, Madza,….; tại Việt Nam đang có One Mount Group, VinID,….

    Thay vì tập trung hoàn toàn vào việc cung cấp công cụ thiết kế giao diện người dùng front-end hoặc chú trọng đến cơ sở dữ liệu back-end và các nhiệm vụ thao tác dữ liệu, OutSystems khẳng định cung cấp các giải pháp tất cả trong một.

    Điều đó có nghĩa là nếu muốn thiết kế ứng dụng yêu cầu front-end với cơ sở dữ liệu back-end mạnh mẽ, bạn có thể thực hiện nhiều công việc mà không cần phải tự viết code. Do đó bạn có thể tiết kiệm thời gian và nhân lực thuê nhà phát triển, nhà thiết kế phần mềm cho các phần quan trọng của dự án.

    Cuộc cách mạng Low-code đem lại lợi ích chung cho tất cả – bao gồm các doanh nghiệp và các nhà phát triển không có chuyên môn cao. Doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí bằng cách không phải thuê các nhà phát triển mới liên tục hoặc đầu tư nhiều vào việc đào tạo nhân sự. Còn các developer không có nhiều kinh nghiệm lập trình sẽ trút bỏ được một số gánh nặng lập trình, giúp họ chủ động tạo ra các giải pháp của riêng mình.

    Nguồn : Phạm Nguyệt / Lập trình cùng FPT Software
    [​IMG]
     
  2. Hi vọng vậy
     
  3. Vấn đề của Low-code là thiếu tính tối ưu.
    Nếu có thể sinh ra con AI giúp tối ưu code thì Dev thành kĩ năng mềm chứ không còn là chuyên ngành nữa
     
  4. Lúc low-code xâm chiếm được thế giới lập trình cũng là ngày tàn của thế giới lập trình vì tính lãng phí. Cái tương lai này như python hiện đại cũng viết theo cấu trúc c++ để dễ debug. Hệ thống càng phức tạp càng lãng phí phần cứng, tương lai này chỉ là một cái mác phí phạm để quảng cáo chứ nó không làm giảm được bất kì thời gian đào tạo nào cả. Cứ đà phức tạp hóa dán mác mới này thì dù phần cứng có tiến trình 1nm cũng không kham nổi đâu.