Hãy đăng bài và bài viết ca bn s đưc lên top tìm kiếm google

Diễn đàn SEO bài viết lên Google Search tốt nhất

## NGHỊCH LÝ ĐUỔI THEO RÙA CỦA ZENO Zeno xứ Elea (501/490-430/429 TCN) là...

Thảo luận trong 'J2TEAM Community' bắt đầu bởi Nguyễn Nam Long, 7/11/21.

  1. ## NGHỊCH LÝ ĐUỔI THEO RÙA CỦA ZENO

    Zeno xứ Elea (501/490-430/429 TCN) là một nhà toán học, triết học người Hy Lạp. Để bênh vực cho thầy mình là Parmenides rằng chuyển động là khái niệm phi logic, Zeno đã biên soạn ra một số nghịch lý nổi tiếng để minh họa cho sự phi lý của chuyển động. Ở đây, chúng ta sẽ cùng nói về câu chuyện nổi tiếng nhất, đó là Achilles và con rùa. Nội dung của nó có liên quan đến sự liên tục của thời gian và không gian.

    Achilles là vị anh hùng vĩ đại của Hy Lạp được nhắc đến trong cuốn sử thi “Iliad” của Homer và có biệt danh là “nhanh chân”. Một hôm anh ta bắt gặp một con rùa, con rùa cười nhạo anh ta và nói: “Người ta nói rằng anh rất lợi hại, nhưng tôi nghĩ nếu chạy đua với tôi, anh sẽ không thể đuổi kịp tôi.”

    Achilles cười nói: “Sao có thể chứ? Dù ta có chạy chậm cỡ nào, ta vẫn nhanh hơn ngươi gấp 10 lần, sao có thể không đuổi kịp ngươi chứ?”

    Rùa nói: “Được, vậy giả dụ anh cách tôi 100 mét, tốc độ của anh gấp 10 lần tôi. Bây giờ anh đang đuổi theo tôi, nhưng khi anh chạy đến vị trí hiện tại của tôi, anh đã chạy được 100 mét. Tại thời điểm đó, tôi cũng đã chạy về phía trước được thêm 10 mét, khi anh đuổi tới vị trí này, tôi lại chạy thêm được 1 mét, anh đuổi theo 1 mét nữa, tôi lại chạy thêm được 1/10 mét… Tóm lại, anh chỉ có thể đến rất rất gần tôi, nhưng không bao giờ có thể bắt kịp tôi.”

    Achilles nghe vậy cũng thấy có lý, đầu óc nhất thời trở nên mông lung không phân biệt được đâu là đúng đâu là sai.

    Câu chuyện này là một trong những Nghịch lý của Zeno nổi tiếng khắp thế giới. Các triết gia từng đứng từ rất nhiều góc độ khác nhau để giải thích mệnh đề này. Điểm rắc rối đó là nó sử dụng một phép chia vô hạn, vì vậy chúng ta không thể bỏ qua cái vô hạn này để nói về vấn đề. Mặc dù xét về mặt Toán học, chúng ta biết rằng số lượng phép cộng vô hạn có thể bị giới hạn trong một giá trị hữu hạn, nhưng tiền đề của các phương pháp Toán học đã cho thấy vấn đề này “có thể giải được”. Còn về bản chất, nó chỉ có thể cho chúng ta biết “phải làm như thế nào”, chứ không thể nói với chúng ta là “có thể làm được hay không”.

    Tuy nhiên, kể từ cuộc cách mạng lượng tử cho đến nay, các học giả càng ngày càng nhận ra rằng không gian không bắt buộc phải phân chia vô hạn theo cách này. Trong phạm vi “quy mô của Planck”, tính liên tục của không gian và thời gian dường như đã bị mất đi, và giả thuyết về “sự phân chia vô hạn liên tục” không phải lúc nào cũng đúng. Nếu xét theo quan điểm này, nghịch lý của Zeno đã sụp đổ hoàn toàn. Lý thuyết lượng tử cho chúng ta biết rằng có lẽ khái niệm “phép chia vô hạn” chỉ là một dạng Toán học lý tưởng, không thể trở thành hiện thực trong thực tế. Mọi thứ đều không liên tục, còn bản thiết kế tuyệt đẹp của sự liên tục có thể chỉ là trí tưởng tượng của chúng ta mà thôi.

    Zeno còn có những nghịch lý khác, sẽ được thảo luận chi tiết hơn khi nói về “hiệu ứng Zeno lượng tử” ở những phần sau của cuốn sách “Lược sử vật lý lượng tử - Chúa có gieo xúc xắc cho bạn?”.

    Nguồn: Khoa học sành điệu

    #j2team_share
    [​IMG]
     
  2. Lim trong toán học 11 :v
     
  3. Khi bạn không còn gì bất ngờ nữa vì bạn đã học cái này ở sgk đại số lớp 11 ~ hoặc 12 ~ cái này t k nhớ rõ
     
  4. hôm trước mới xem trên tiktok xong :v
     
  5. Ủa mnguoi lim thì lim chứ vd lim (x-> 1) thì x có bằng 1 đâu
     
  6. ad tuấn còn mở show giveaway sách ko nhỉ, nếu có thì rcm cuốn này
     
  7. Từ cái quần què này mà sinh ra cận trên dưới, tiến tới 0, rồi gì mà bắn mũi tên không đời nào tới đích. Hành hạ biết bao nhiêu thế hệ học sinh
     
  8. Từ Enh Dũng Biến thể
     
  9. Achilles có tay nên kéo con rùa lại :v
     
  10. đang học 11, tự nhiên thấy hoang mang rùi
     
  11. Ở trong group CSGO nhiều quá làm tôi phải nhìn kĩ xem khúc cuối có văn gáy của Navi không bữa thấy bài văn gáy giống cái này
     
  12. Ông này còn nghịch lí mũi tên hay sao ý. Nhớ k nhầm là "nếu 1 mũi tên đang đứng im nó chiếm dụng 1 khoảng k gian và khi nó chuyển động nó cũng chiếm dụng 1 khoảng không gian vậy tại bất kì thời điểm nào thì mũi tên đều bất động"
     
  13. sandicos55

    sandicos55 Người bắt chuyện

    55%
    19/4/24
    6,649
    0
    36
    Nam
    Nhận ngay Antidetect browser Gologin miễn phí không giới hạn trọn đời và bộ công cụ change info PC, Antidetect+ Sưu tầm, AntiOS, FontFingerprint và nhiều phần mềm hữu ích khác khi đăng ký tham gia Group MMO lớn nhấthttps://t.me/ToolsKiemTrieuDoGroup
    ToolsKiemTrieuDoGroup và group Facebook: Vui lòng đăng kí hoặc đăng nhập để thấy liên kết tại BigMMO
    /////////////////////////
    Vui lòng đăng kí hoặc đăng nhập để thấy liên kết tại BigMMO
    Vui lòng đăng kí hoặc đăng nhập để thấy liên kết tại BigMMO
    Vui lòng đăng kí hoặc đăng nhập để thấy liên kết tại BigMMO
    Vui lòng đăng kí hoặc đăng nhập để thấy liên kết tại BigMMO
    Vui lòng đăng kí hoặc đăng nhập để thấy liên kết tại BigMMO
    Vui lòng đăng kí hoặc đăng nhập để thấy liên kết tại BigMMO
    Vui lòng đăng kí hoặc đăng nhập để thấy liên kết tại BigMMO
    Vui lòng đăng kí hoặc đăng nhập để thấy liên kết tại BigMMO
    Vui lòng đăng kí hoặc đăng nhập để thấy liên kết tại BigMMO