Hãy đăng bài và bài viết ca bn s đưc lên top tìm kiếm google

Diễn đàn SEO bài viết lên Google Search tốt nhất

Nguyễn Tử Quảng: Bkav muốn trở thành Apple, Samsung của Việt Nam

Thảo luận trong 'Tiền điện tử' bắt đầu bởi Chuẩn Cmnr, 23/8/17.

  1. Chuẩn Cmnr

    Chuẩn Cmnr Người bắt chuyện

    15%
    18/8/17
    161
    26
    28
    CEO của Bkav vừa thừa nhận đang bù lỗ cho mỗi Bphone 2017 bán ra thị trường nhưng quyết tâm tạo ra được thương hiệu Việt xứng tầm quốc tế, tầm nhìn sẽ trở thành một Apple hay Samsung của Việt Nam.

    [​IMG]
    Ông Nguyễn Tử Quảng, CEO của Bkav


    Chiều 23/8, ông Nguyễn Tử Quảng, CEO của Bkav đã bất ngờ xuất hiện tại TPHCM để có buổi gặp gỡ nhanh báo chí xung quanh nhiều ý kiến về Bphone mới.

    Hầu như mọi câu hỏi đến với ông Nguyễn Tử Quảng, CEO của Bkav đều xoay quanh vấn đề về giá bán được đánh giá là quá “chát”. Làm sao để thuyết phục được người dùng mua máy?

    Trước vấn đề này, CEO của Nguyễn Tử Quảng vẫn tiếp tục khẳng định, Bphone 2017 có mức giá đúng với thị trường, không quá cao, mà hết sức thực tế. Vị thuyền trưởng của Bkav cũng tiết lộ đang bù lỗ trên mỗi chiếc Bphone 2017 bán ra thị trường.

    CEO Nguyễn Tử Quảng chia sẻ: “Tôi gặp rất nhiều người và nhiều người đều đặt câu hỏi như vậy? Sao không bán ra sản phẩm giá vừa phải mà định vị ở phân khúc cao cấp. Lựa chọn con đường khó khăn, gian nan và khó đạt được thành công”.

    CEO này cho biết đã hỏi đặt câu hỏi ngược lại những người xung quanh về việc: “Bạn muốn VN có một tập đoàn công nghệ như Samsung, Apple hay bạn muốn có một thương hiệu Trung Quốc? Bạn muốn phương án nào?”. Thì hầu như câu trả lời đều cho biết muốn có một Samsung và Apple của Việt Nam. Đó cũng là lý do mà vị thuyền trưởng của Bkav định vị Bphone ở phân khúc cao cấp, để khẳnh định vị thế và qua đó khẳng định người Việt có thể tạo ra các sản phẩm đủ sức cạnh tranh với các thương hiệu lớn.

    Chia sẻ rõ ràng hơn, CEO Quảng cho biết, Bkav đều lắng nghe người dùng đến "tận răng”, nên không có cớ nào không lựa chọn kỹ càng khi quyết định đưa ra sản phẩm Bphone 2017 và định vị ở phân khúc đó. “Sau khi ra mắt Bphone 2015, Bkav tiếp nhận tất cả những phản hồi của người dùng. Tôi đọc tất cả các bình luận từ diễn dàn, từ báo chí và tôi nói thật tôi stress nặng hơn 1 năm với những bình luận, thậm chí là bầm dập. Do đó không có lý do nào mà tôi không đắn đo và đưa ra quyết định rõ ràng về chiến lược Bphone mới”. Ông Quảng nói.

    Nói tiếp, CEO Quảng cho biết với năng lực hiện nay, sau nhiều năm nghiên cứu và tập trung vào mảng smartphone, Bkav tự tin có thể tạo ra những sản phẩm giá rẻ để đáp ứng nhu cầu người dùng. Việc làm này chắc chắn sẽ có doanh số ngay như các thương hiệu Trung Quốc. Nhưng đó chỉ là sự thành công tạm thời và Bkav sẽ bị gắn chặt với tên thương hiệu giá rẻ. Đồng thời, chiến lược này khi đưa ra thị trường sẽ dễ khiến cho nhiều người nghĩ rằng nâng lực của Bkav kém hơn và khó thoát khỏi cái bóng đó.

    Do đó, việc lựa chọn định vị ở phân khúc này đó là một chiến lược dài hạn. “Bphone là một khát vọng của Bkav, là để Việt nam có ngành sản xuất do người việt làm chủ. Bkav muốn là một trong những thương hiệu hàng đầu thế giới trong ngành sản xuất điện thoại. Đó là khát vọng là tầm nhìn của Bkav”. CEO Bkav nhấn mạnh.

    Vị CEO này cũng khẳnh định sự lựa chọn này là một khó khăn và nếu không có đủ năng lực sẽ không thể đi theo con đường này.

    Trước đó, một vị đại diện nhà bán lẻ cho rằng, việc lựa chọn phân khúc cao cấp trong hướng đi của CEO này chắc chắn sẽ tiêu tốn không ít tiền bạc và nhân lực, thậm chí chấp nhận nhiều năm không có lãi. Nhưng nếu theo đuổi đúng với tôn chỉ từ đầu nó sẽ tạo ra những giá trị thiết thực hơn cho thương hiệu này. Đồng thời mở rộng thị trường ra từng phân khúc khác nhau một cách vững chắc.

    Còn nếu muốn hạ phân khúc từ đầu, có thể sẽ đem lại cái lợi ích cho Bkav, dựa vào hệ thống bán lẻ lớn TGDĐ đủ sức để khuấy động thị trường với mức giá tốt và có lãi. Nhưng cái giá phải trả không nhỏ và có thể rơi vào việc mất kiểm soát, khó tái định vị thương hiệu và thậm chí tương lai mờ mịt. Điều này đã có thể nhìn thấy quá nhiều thương hiệu Việt xưa kia, chẳng hạn như Q Mobile, hay thậm chí là HK Phone.

    Gia Hưng