Tắt Quảng Cáo [X] Đăng Nhập để ẩn Tất Cả Quảng Cáo #J2team_news NHỮNG CẢNH BÁO VỀ KHỦNG HOẢNG LƯƠNG THỰC VÀ NẠN ĐÓI TOÀN CẦU KHI HÀNG LOẠT QUỐC GIA ĐƯA RA CHÍNH SÁCH BẢO HỘ LƯƠNG THỰC. Vài tháng gần đây, khoảng 30 ( hiện nay đã hơn 40 ) quốc gia đã hạn chế xuất khẩu lương thực nhằm bảo vệ nguồn cung nội địa. Malaysia gần đây công bố lệnh cấm xuất khẩu thịt gà. Động thái này khiến Singapore, nước nhập một phần ba thịt gà từ Malaysia, tỏ ra lo ngại. Ấn Độ hồi giữa tháng cũng hạn chế xuất khẩu lúa mỳ và cách đây vài ngày lại lên kế hoạch tương tự với đường nhằm bảo vệ nguồn cung nội địa. Quốc gia này là nước xuất khẩu lúa mỳ và đường lớn thứ hai thế giới. Trong khi đó, Indonesia tuyên bố giới hạn bán dầu cọ. Nhiều quốc gia khác cũng áp hạn ngạch với ngũ cốc. Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, [Dmitry Medvedev]( Vui lòng đăng kí hoặc đăng nhập để thấy liên kết tại BigMMO) cho biết, Nga sẽ không xuất khẩu lương thực để tránh làm tổn hại đến thị trường của mình, đồng thời nói thêm rằng phương Tây phải chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng nạn đói đang rình rập. Trong một bài đăng dài trên Telegram, ông Medvedev bình luận về những tuyên bố gần đây của các nhà lãnh đạo phương Tây về [an ninh lương thực]( Vui lòng đăng kí hoặc đăng nhập để thấy liên kết tại BigMMO). Do Nga và Ukraina là những nhà cung cấp lúa mì lớn, chiếm khoảng 30% tổng lượng xuất khẩu toàn cầu, nên giá đã tăng đáng kể từ khi Nga tiến hành cuộc tấn công quân sự ở quốc gia láng giềng và chịu trừng phạt của Mỹ, EU, Vương quốc Anh cùng một số quốc gia phương Tây khác. Công cụ theo dõi của Liên hợp quốc về lương thực cho thấy giá đã tăng hơn 70% kể từ giữa năm 2020 và gần đạt mức kỷ lục sau xung đột tại Ukraine. Việc này khiến xuất khẩu nhiều mặt hàng nông nghiệp bị tắc nghẽn và chuỗi cung ứng xáo trộn. Chủ nghĩa bảo hộ lương thực nổi lên ở thời điểm sau đại dịch và cuộc xung đột tại Ukaraine có thể khiến chi phí tiếp tục leo thang. Điều này sẽ làm tổn hại thêm sức mua của người tiêu dùng và khiến các ngân hàng trung ương gặp khó khăn khi vừa phải kiềm chế lạm phát, vừa duy trì tăng trưởng. Một số loại lương thực chủ lực đã trở nên đắt đỏ hơn trước. Ví dụ, giá dầu cọ tăng gần 40%, giá sữa tăng 14%... Trước đó, ngày 19.5, cố vấn tổng thống Nga Maxim Oreshkin đã dự đoán về một [nạn đói]( Vui lòng đăng kí hoặc đăng nhập để thấy liên kết tại BigMMO) toàn cầu vào cuối mùa thu hoặc cuối năm nay. Theo ông, nguyên nhân chính dẫn đến nạn đói toàn cầu tiềm tàng này là do giá lúa mì trên thị trường thế giới tăng, xuất phát từ chính sách tiền tệ bất hợp lý của Mỹ. --------- Vui lòng đăng kí hoặc đăng nhập để thấy liên kết tại BigMMO