Hãy đăng bài và bài viết ca bn s đưc lên top tìm kiếm google

Diễn đàn SEO bài viết lên Google Search tốt nhất

# **Những kỹ năng, kiến thức sơ cứu cơ bản tại nhà có thể sẽ cứu sống bạn**...

Thảo luận trong 'J2TEAM Community' bắt đầu bởi Hà Đoàn Ý Thiên, 14/12/20.

  1. # **Những kỹ năng, kiến thức sơ cứu cơ bản tại nhà có thể sẽ cứu sống bạn**
    > Trong cuộc sống sẽ có những lúc bạn gặp phải những tình huống không may, và thật may vì bạn biết cách sơ cứu đúng cách. Những kỹ năng sau tuy đơn giản nhưng rất quan trọng trong cấp cứu, tất nhiên việc đầu tiên bạn phải làm là gọi cho 115 đã nhé.
    * **Xử lý rắn cắn**

    Đầu tiên cần xác định xem đó là rắn độc hay không bằng cách nhìn vào dấu răng (rắn độc sẽ có 2 răng nanh rất to, rắn thường thì răng sẽ đều nhau).

    Nếu bị rắn độc cắn thì xử lý như sau:

    **1. **Bất động, tránh để máu lưu thông nhiều vùng bị cắn

    **2.** Băng ép, tuy nhiên không băng ép khi bị rắn lục cắn vì chi dễ hoại tử.

    **3. **Không được chích nặn rửa vết cắn dưới bòi nước sạch với xà phòng.

    **4.** Cấp cứu ngừng tim ngừng thở khi cần thiết và di chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế

    Lưu ý: không garo vết thương, không hút máu, không chườm lạnh và sử dụng các phương pháp chưa được kiểm nghiệm.
    * **Bong gân**

    Khi bong gân bạn phải thực hiện đúng theo 4 bước sau đây để giảm thiểu tổn thương cho vận động xương khớp:

    **1.** Nghỉ ngơi, hạn chế vận động khớp sưng đau (Rest)

    **2. **Chườm lạnh vùng tổn thương càng sớm càng tốt để làm dịu cơn đau (Ice)

    **3. **Băng ép vùng tổn thương bằng băng chun (Compression)

    **4.** Nâng cao chi bị tổn thương để hạn chế sưng (Elevation)
    * **Hô hấp nhân tạo - xoa tim ngoài lồng ngực:**

    **. Nạn nhân ngưng thở**

    Để nạn nhân nằm ở nơi thoáng đãng, nới rộng quần áo và dây thắt lưng, đệm dưới cổ cho đầu hơi ngửa ra sau để đảm bảo đường hô hấp được thông thoáng, lấy dị vật trong miệng nạn nhân nếu có.

    Một tay bịt mũi nạn nhân, tay kia kéo hàm xuống dưới để miệng hở ra, ngậm chặt miệng nạn nhân rồi thổi liên tục hai hơi đối với người lớn, một hơi với trẻ em dưới 8 tuổi, sau đó để lồng ngực tự xẹp xuống rồi lại thổi tiếp. Người lớn và trẻ em trên 8 tuổi, mỗi phút phải thổi ngạt 20 lần. Trẻ dưới 8 tuổi, mỗi phút phải thổi ngạt 20 - 30 lần.

    **2. Nạn nhân ngưng tim:**

    Khi nạn nhân bị ngưng tim (áp tai vào lồng ngực không nghe tim đập và sờ mạch không thấy mạch đập), ngay lập tức phải tiến hành cấp cứu nạn nhân tại chỗ bằng cách bóp tim ngoài lồng ngực. Để nạn nhân nằm trên mặt phẳng cứng, người tiến hành ép tim quỳ gối bên trái nạn nhân. Hai bàn tay chồng lên nhau rồi để trước tim, tương ứng với điểm giữa hai núm vú hoặc khoang liên sườn 4 - 5 bên ngực trái, từ từ ấn sâu xuống khoảng 1/3 cho đến một nửa bề dày lồng ngực, sau đónới lỏng tay ra.

    Người lớn và trẻ em trên 1 tuổi, số lần ép tim trong một phút khoảng 100 lần. Trẻ dưới 1 tuổi, mỗi phút ép tim hơn 100 lần. Trẻ sơ sinh có thể phải ép tim đến 120 lần/phút.

    **3. Nạn nhân vừa ngưng tim vừa ngưng thở:**

    Phải kết hợp cả ép tim với thổi ngạt, cứ 15 lần ép tim lại thổi ngạt hai lần, với trẻ sơ sinh là ba lần ép tim thổi ngạt một lần.Sau khi bệnh nhân tự thở được cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

    Việc trang bị các kỹ năng sơ cứu cơ bản, chính xác và vận dụng kịp thời có ý nghĩa sống còn đối với nạn nhân trong đa số tình huống tai nạn. Những kiến thức sơ cấp cứu ngày hôm nay có thể sẽ giúp 1 ai đó sau này. Vì vậy bạn nên trang bị cho mình những kiến thức sơ cấp cứu. Mình thì đang từ từ tham khảo những kiến thức sơ cấp cứu thông qua cuốn sách **Cẩm nang sơ cấp cứu thường thức. Cẩm nang sơ cấp cứu thường thức **là cuốn sách cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về sơ cấp cứu. Những lời khuyên trong sách đều được các cố vấn y khoa của hội các Tổ chức sơ cứu tại Anh đưa ra dự trên những nghiên cứu cập nhật nhất, đồng thời được chuyên gia đào tạo sơ cứu minh họa, dẫn giải theo cách vừa dễ hiểu vừa dễ nhớ.

    #j2team_Share
    [​IMG]
     
  2. vãi cả không buộc garo khi bị rắn cắn
     
  3. Chữ ko sao hình dunh ra.
     
  4. Typo này người anh em
     
  5. :>> lần bị bong gân vẫn lê lết từ D3 sang trạm y tế, xong vào ăn cốc chè mới xin ít đá chườm, vẫn chạy nhảy sau vài hôm, hậu quả là bh chân yếu vl :< đ nhảy cao đc như trc
     
  6. Việc đầu tiên không phải là gọi 115 nhé, vì cái này rất dễ quên, nhất là khi trường hợp người thân quen bị nạn thì dễ mất bình tĩnh. Trước tiên là phải hô hoán đã, gọi được người ngoài vào là tốt nhất vì họ sẽ bình tĩnh hơn, chỉ mình nếu mình vì vội vàng mà làm gì đó sai. Sau đó gọi cho cơ sở y tế gần nhất.
     
  7. Ko ai để í đến : rửa vết cắn dưới "boi`" nước sạch à :)
     
  8. Đang bị sâu răng, mà có người bị rắn cắn, mình mà lấy miệng hút máu đó. Mình có oẳng không anh em?
     
  9. Mình thấy nếu ko tự tin vào trình độ sơ cứu của mình thì tốt nhất đừng nên động vào nạn nhân tránh việc gây thêm thương tích bên trong
     
  10. Nói thật các bác bây h ko biết gọi 115 có thêm mã vùng hay ko. Hoặc mã vùng chổ mìn đang ở là gì cũng ko biết :((
     
  11. Trẻ sơ sinh thì dùng mấy ngón tay thôi nha...để cả 2 bàn tay chồng lên nhau mà ấn thì thôi thôi luôn đấy !!! Làm mấy vấn đề về cái này cần để việc sơ cứu trẻ sơ sinh và trẻ em ra một phần khác tránh hiểu nhầm. Cmt chỉ có tính chất góp ý!
     
  12. Vòi nước chứ không phải bòi nước bác ơi :v
     
  13. Hình như cái câu không đc garo hơi sai sai. Vẫn garo được nhưng garo đúng thì rất khó
     
  14. thế rồi khi bị rắn cắn có đc garo không vậy mn :(( đọc hoang mang quá