Tắt Quảng Cáo [X] Đăng Nhập để ẩn Tất Cả Quảng Cáo Dữ liệu On-chain là một trong những cơ sở quan trọng phản ánh một cách chính xác những gì đang diễn ra trên mạng lưới Blockchain. Do đó trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu với các bạn một cách tổng quát về dữ liệu On-chain có thể giúp gì cho việc đầu tư trong lĩnh vực Crypto cũng như một số công cụ cung cấp dữ liệu On-chain cơ bản dễ hiểu và hoàn toàn miễn phí từ trang bybt.com 1. DỮ LIỆU ON-CHAIN LÀ GÌ ? Dữ liệu On-chain là những dữ liệu nằm trên mạng lưới Blockchain, các bạn có thể hiểu Blockchain là những chuỗi khối gắn kết với nhau và nắm giữ những dữ liệu. Những dữ liệu này có thể là: Dữ liệu về các Block (thời gian, phí gas, miner,…). Dữ liệu về các giao dịch (địa chỉ ví người dùng, số lượng chuyển đến chuyển đi, chuyển token nào,…). Những hành động tương tác với Smart Contract (add liquidity, tham gia quản trị,…). Bất cứ khi nào các bạn thực hiện một hành động trên Blockchain, hành động đó sẽ được xác minh bởi các node, và sẽ được cập nhật vào mạng lưới Blockchain tổng thể. Đồng thời, vì các Blockchain là một mạng lưới phi tập trung, hoạt động dựa trên nhiều node, như Bitcoin có đến 11,558 node, Ethereum thì có hơn 8,000 node, dữ liệu được chia sẻ rộng khắp, nên không ai có thể thao túng, sửa đổi được nguồn dữ liệu này. Vậy nên dữ liệu On-chain là những dữ liệu trung thực và rõ ràng nhất. 2. Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ON-CHAIN Biểu đồ có thể được “VẼ” Tin tức có thể được “MUA” Nhưng dữ liệu On-chain không thể làm “GIẢ” Ba câu trên đã khẳng định được vai trò rất quan trọng của số liệu On-chain, khi phân tích dữ liệu On-chain các bạn nhận được các lợi ích như sau: Thông Tin Chính Xác Dữ liệu On-chain không biết nói dối nên sẽ cung cấp cho chúng ta những thông tin chính xác và khách quan nhất đang diễn ra trên thị trường. Do công nghệ Blockchain được xây dựng để hướng tới sự minh bạch trong thông tin, hơn nữa các thông tin này rất khó để có thể thâm nhập và sửa đổi được nên đây có thể coi là nguồn thông tin đáng tin cậy nhất trên thị trường. Theo Dõi Các Hành Vi Trên Thị Trường Theo Thời Gian Thực Dữ liệu On-chain còn giúp theo dõi được cụ thể những hành vi của các đối tượng tham gia thị trường. Điều này đặc biệt quan trọng khi theo dõi hoạt động của các Whale (cá Voi) – những người sở hữu nhiều nguồn lực về tài chính và thông tin để thao túng thị trường. Do đó, theo dõi các cá voi On-chain và hành động hợp lý có thể sẽ giúp các bạn trở thành “số ít” chiến thắng trong thị trường. Giúp Dự Phóng Và Đưa Ra Các Quyết Định Đầu Tư Ngoài ra, việc phân tích dữ liệu còn giúp các bạn có thể dự phóng được trước các tình huống và đưa ra được các quyết định đầu tư hợp lý. Các hoạt động trên mạng lưới thường đi trước thông tin trên các kênh truyền thông. Nên khi cập nhật các thông tin On-chain thường xuyên còn giúp các bạn có khả năng dự phóng trước được các tình huống từ đó có thể đi trước một bước so với cộng đồng. Một Số Lưu Ý Khi Phân Tích Dữ Liệu On-Chain Như vậy, dữ liệu On-chain cung cấp rất nhiều lợi ích, tuy nhiên vẫn có một số điểm các bạn cần lưu ý khi thực hiện phân tích dữ liệu On-chain như sau: Đòi hỏi nhiều kiến thức và kinh nghiệm: Mình đánh giá đây là một công cụ khá chuyên sâu, nên đòi hỏi người dùng cần phải có những kiến thức nền tảng cũng như góc nhìn đa chiều để đánh giá và dự phóng được chính xác từ các thông tin thu thập được. Đối chiếu nhiều nguồn thông tin: Hiện tại trên Internet có rất nhiều công cụ cung cấp dữ liệu On-chain, sẽ có các công cụ không được chính xác. Do đó, các bạn cần so sánh và đối chiếu thông tin từ nhiều nguồn để có được đánh giá chính xác nhất. Lưu ý đối với các dữ liệu từ website của dự án: Nhiều khi các con số dự án cung cấp cũng không hoàn toàn chuẩn xác (do nhiều lý do điển hình, ví dụ như để Marketing) nên các bạn cần kiểm tra lại con số đó trên trình Explorer của Blockchain nền tảng của Dapp đó. Cập nhật thường xuyên: Do các hành vi trên thị trường là thay đổi liên tục, nên thông tin cũng cần phải được cập nhật thường xuyên để hành động một cách nhanh chóng. Dưới đây mình sẽ giới thiệu về một công cụ có thể giúp các bạn tự thực hiện phân tích dữ liệu On-chain một cách tồng quan về thị trường như sau: 3. PHÂN TÍCH ON-CHAIN CƠ BẢN VỚI DỮ LIỆU TRÊN BYBT.COM Đầu tiên các bạn truy cập trang web: Vui lòng đăng kí hoặc đăng nhập để thấy liên kết tại BigMMO,và khám phá các dữ liệu có sẵn trên website như sau: Open Interest (OI) Chỉ số đầu tiên là Open Interest của Future (các hợp đồng phái sinh tương lai). Biểu đồ BTC thể hiện khối lượng của tất cả các lệnh Long và Short của các nhà giao dịch trên thị trường. Khi thị trường có xu hướng rõ rệt (tăng hoặc giảm giá) thì các nhà giao dịch sẽ đổ tiền vào thị trường tìm kiếm cơ hội thông qua các vị thế Long hoặc Short. Chỉ số OI tăng hoặc giảm cho thấy một thị trường soi động với xu hướng rõ rệt. Mặt khác chỉ số OI đi ngang thể hiện thị trường không rõ xu hướng và các nhà giao dịch đang chờ đợi. Dựa vào biểu đồ giá của BTC và hành động của họ, các bạn có thể biết được xu hướng của thị trường hiện tại (Xem biểu đồ bên dưới và cách nhận biết hành động của các nhà giao dịch). Exchange BTC Futures Open Interest Dưới đây là bảng phân tích xu hướng giá BTC dựa vào chỉ số Open Interest này: Open Interest Analysis Table Giá tăng – OI tăng: Tín hiệu cho một xu hướng Tăng giá mạnh Giá tăng – OI giảm: Tín hiệu cho một xu hướng Tăng giá yếu, cảnh báo thị trường có thể đảo chiều Giá giảm – OI giảm: Tín hiệu cho một xu hướng Giảm giá yếu; Thị trường có khả năng phục hồi. Giá giảm – OI tăng: Tín hiệu cho một thị trường Giảm giá mạnh Grayscale Grayscale là một Quỹ đầu tư lớn hiện đang nắm giữ tổng giá trị tài sản crypto ước tính khoảng 31,2 tỷ USD. Quan sát danh mục đầu tư và các hành động mua bán của họ trong 24h, 7 ngày và 30 ngày của họ có thể giúp chúng ta có thêm thông tin và đưa ra nhận định của mình về một Token nào đó. Grayscale Investments Holdings Ví dụ quan sát biều đồ ETH bên dưới cho thấy Grayscale vẫn mua đều và nắm giữ dù giá cả biến động giảm. Grayscale Investments ETH Holdings Và còn nhiều biểu đồ khác của Quỹ Grayscale, các bạn có thể tham khảo. Funding Rates Funding Rate là các đợt thanh toán định kỳ cho nhà giao dịch đang Long hoặc Short dựa trên sự khác biệt giữa giá trên thị trường hợp đồng không kỳ hạn và giá spot. Do vậy, tùy thuộc vào vị thế đang mở, nhà giao dịch hoặc là sẽ phải trả tiền hoặc là sẽ được trả tiền. Về định nghĩa Funding Rate các bạn có thể tham khảo thêm ở Vui lòng đăng kí hoặc đăng nhập để thấy liên kết tại BigMMO Ở đây mình chỉ hướng dẫn các bạn quan sát quan sát bảng thống kê Funding Rate và thu được tín hiệu về xu hướng thị trường trong ngắn hạn. Funding Rate Cứ mỗi 8 giờ Funding Rates của tất cả các token được cập nhật một lần trên các sàn; Riêng sàn FTX, tỷ lệ này được nhân với 8 vì chúng được tính hàng giờ. Tỷ lệ tích cực cho thấy các nhà đầu cơ đang tăng giá và các Long trader trả Funding cho các Short trader. Funding rates có giá trị âm cho thấy các nhà đầu cơ đang giảm giá và các Short trader trả Funding cho các Long trader. Funding Rates (0,01%) có màu đen, nó trung tính. Funding Rates (dưới 0,01%) có màu xanh lục, nó tăng. Funding Rates (trên 0,01%) là màu đỏ, nó giảm. Tâm lý giảm giá hoặc tăng giá càng mạnh màu càng đậm. Khi các bạn thấy bảng có nhiều màu xanh lục cho thấy các nhà giao dịch đang kỳ vọng một thị trường tăng giá và mở nhiểu vị thế Long. Bitcoin Investor Tool: 2-Year MA Multiplier (Biểu đồ trung bình 2 năm của BTC) Bitcoin Investor Tool: 2-Year MA Multiplier Đây là công cụ giúp các nhà đầu tư dài hạn BTC đưa ra quyết định đầu tư của mình. Khi giá BTC (đường màu đen) nằm dưới đường MA-2 năm (đường màu xanh lá) là thời điểm bạn có thể mua được BTC ở giá tốt trước khi có một chu kỳ tăng giá. Ngược lại khi đường màu đen vượt quá đường màu đỏ (đường MA-2 năm nhân 5 lần) thì thị trường có xu hướng đạt đỉnh và bắt đầu 1 chu kỳ giảm giá. 200 Week Moving Average Heatmap (Biểu đồ trung bình giá 200 tuần của BTC) 200 Week Moving Average Heatmap Biểu đồ trung bình giá 200 tuần của BTC (200 WMA) cho thấy giá của BTC trong lịch sử phản ứng rất nhạy với nó. Giá BTC thường bật lên ngay khi chạm vào 200 WMA. Biểu đồ cũng cho thấy nhà đầu tư có thể mua BTC ở mức giá có màu xanh đậm và bán dần ở các mức giá có màu vàng, cam và màu đỏ. Tại thời điểm viết bài, giá BTC vẫn còn ở màu xanh đậm nên mình tin rằng giá BTC vẫn chưa đạt đỉnh ở thời điểm hiện tại. Stock-to-Flow Model Stock to Flow Model Có thể các bạn đã từng nghe nói đến mô hình Stock – to – Flow. Mô hình này xem Bitcoin giống như các hàng hóa là Vàng, Bạc hoặc Bạch kim. Chúng được gọi là hàng hóa “lưu trữ giá trị” vì chúng giữ được giá trị trong khung thời gian dài do sự khan hiếm tương đối của chúng. Rất khó để tăng đáng kể nguồn cung của chúng, tức là quá trình tìm kiếm vàng và sau đó khai thác nó rất tốn kém và mất thời gian. Bitcoin tương tự vì nó cũng khan hiếm. Trên thực tế, nó là vật thể kỹ thuật số khan hiếm đầu tiên tồn tại. Có một số lượng hạn chế các đồng tiền tồn tại và sẽ mất rất nhiều điện năng và nỗ lực tính toán để khai thác 3 triệu đồng chưa khai thác vẫn còn đang được khai thác, do đó tỷ lệ cung cấp luôn thấp. Tỷ lệ tồn kho trên dòng chảy được sử dụng để đánh giá lượng hàng hóa dự trữ hiện tại (tổng số lượng hàng hóa hiện có) so với dòng sản xuất mới (số lượng được khai thác trong năm cụ thể đó). Đối với các mặt hàng lưu trữ giá trị (SoV) như Vàng, Bạch kim hoặc Bạc, tỷ lệ cao cho thấy rằng chúng hầu như không được tiêu thụ trong các ứng dụng công nghiệp. Thay vào đó, phần lớn được lưu trữ như một hàng rào tiền tệ, do đó làm tăng tỷ lệ hàng hóa trên dòng chảy. Một tỷ lệ cao hơn cho thấy hàng hóa ngày càng khan hiếm – và do đó có giá trị hơn như một vật lưu trữ giá trị. Trên biểu đồ trên, giá được phủ lên trên đường tỷ lệ stock-to-flow. Chúng ta có thể thấy rằng giá Bitcoin theo thời gian đã đi theo stock-to-flow. Do đó, lý thuyết cho thấy rằng chúng ta có thể dự đoán giá có thể đi đến đâu bằng cách quan sát stock-to-flow dự kiến, có thể được tính toán khi chúng ta biết lịch khai thác gần đúng của việc khai thác Bitcoin trong tương lai. Ngoài biểu đồ chính giữa stock-to-flow, chúng ta có một biểu đồ phân kỳ (phần dưới của biểu đồ) cho thấy sự khác biệt giữa giá và lượng hàng từ stock-to-flow. Khi giá di chuyển phía trên stock-to-flow (đường phân kỳ chuyển từ màu xanh lá cây sang màu đỏ), do đó cho phép chúng ta dễ dàng thấy giá tương tác như thế nào với stock-to-flow thông qua các chu kỳ thị trường theo thời gian. The Puell Multiple The Puell Multiple Số liệu này xem xét khía cạnh nguồn cung của nền kinh tế Bitcoin – tức những người khai thác bitcoin và doanh thu của họ. Nó khám phá các chu kỳ thị trường từ góc độ doanh thu khai thác. Những người khai thác bitcoin (Thợ đào) đôi khi được coi là người bán bắt buộc do họ cần phải trang trải chi phí cố định cho phần cứng khai thác trong một thị trường mà giá cả cực kỳ biến động. Do đó, doanh thu mà họ tạo ra có thể ảnh hưởng đến giá cả theo thời gian. Puell Multiple được tính bằng cách chia giá trị phát hành hàng ngày của bitcoin (bằng USD) cho đường trung bình động 365 ngày của giá trị phát hành hàng ngày. Quan sát biểu đồ cho thấy khi chỉ số Puell Multiple tăng lên khi giá BTC có xu hường tăng và giảm khi giá BTC giảm. Giá BTC sẽ đạt đỉnh và đi vào chu kỳ giảm giá khi chỉ số Puell tăng lên chạm vào vùng màu đỏ. Bitcoin Profitable Days Số ngày trong lịch sử giao dịch của Bitcoin mà việc nắm giữ Bitcoin đã mang lại lợi nhuận so với giá hôm nay. Biểu đồ này làm nổi bật sự tăng trưởng mạnh mẽ của đường cong chấp nhận Bitcoin theo thời gian, được phản ánh qua giá cả của nó. Bởi vì nguồn cung có hạn, khi nhu cầu tăng lên, giá cả sẽ tăng lên. Đối với các nhà đầu tư, nó cũng thể hiện tầm quan trọng của việc hiểu các chu kỳ thị trường của Bitcoin để tránh mua phải các đỉnh chu kỳ thị trường. Sự suy giảm từ các đỉnh chu kỳ có thể kéo dài trong một thời gian dài, khoảng 2-3 năm trong các chu kỳ trước. Bitcoin Profitable Days Đường cong có màu xanh lá cho thấy nhà đầu tư đang lời và xu hướng chốt lời (bán ra). Ngược lại đường cong chuyển sang màu đỏ nghĩa là tới thời điểm hiện tại nhà đầu tư đang lỗ. Bitcoin Balances on Exchanges (Số dư BTC trên các sàn giao dịch) Bitcoin Balances on Exchanges Số liệu này cho các bạn biết được lượng Bitcoin đang được đưa lên sàn hay rút ra khỏi sàn trong 24h, 7 ngày và 30 ngày. Thông thường Bitcoin được rút ra khỏi sàn phản ánh tâm lý nhà đầu tư đang muốn lưu trữ bitcoin trên ví cá nhân của họ. Lời Kết Dữ liệu On-chain là một công cụ rất mạnh và là trợ thủ đắc lực cho các bạn trong việc đưa ra các quyết định đầu tư của mình. Tuy nhiên, đây là một công cụ đòi hỏi người sử dụng phải có những kiến thức cũng như kinh nghiệm phân tích ở một trình độ nhất định để có thể sử dụng hiệu quả. Trong bài viết mình đã giới thiệu cho các bạn một số công cụ phân tích On-chain mình hay sử dụng. Hy vọng, những thông tin mình cung cấp sẽ giúp các bạn trong quá trình đầu tư của mình! Chúc các bạn có những quyết định đúng đắn trong thời điểm thị trường đầy biến động này. Xem chi tiết tại : Vui lòng đăng kí hoặc đăng nhập để thấy liên kết tại BigMMO Xem thêm : Vui lòng đăng kí hoặc đăng nhập để thấy liên kết tại BigMMO ========================================================== ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT TỪ CryptoGo: Đăng ký sàn Binance - Hoàn 40% phí giao dịch: Vui lòng đăng kí hoặc đăng nhập để thấy liên kết tại BigMMO =========================================================== Mọi ý kiến đóng góp liên hệ: Trang Chủ CryptoGo: Vui lòng đăng kí hoặc đăng nhập để thấy liên kết tại BigMMO Group Chat Telegram CryptoGo: Vui lòng đăng kí hoặc đăng nhập để thấy liên kết tại BigMMO Channel Telegram CryptoGo: Vui lòng đăng kí hoặc đăng nhập để thấy liên kết tại BigMMO Fanpage CryptoGo: Vui lòng đăng kí hoặc đăng nhập để thấy liên kết tại BigMMO Group Facebook CryptoGo: Vui lòng đăng kí hoặc đăng nhập để thấy liên kết tại BigMMO #crypto #blockchain #cryptoGo #cryptoGoVn #kiến_thức_blockchain #xu_hướng_phong_trào #lending #cryptocurrency_knowledge #cryptocurrency #ĐK_sàn_binance_hoàn_40%