Tắt Quảng Cáo [X] Đăng Nhập để ẩn Tất Cả Quảng Cáo Sáng HÔM QUA, Atkinson đã kỳ công chụp được hiện tượng siêu hiếm, sao Thổ transit/đi ngang qua mặt trời. Bức ảnh chụp được ngay bình minh, mặt trời vừa ló dạng thì sao Thổ lừng lững soi bóng đi qua cùng vòng xuyến của mình. Suýt chút nữa thì đám mây mờ phá hỏng cơ hội, nhưng Atkinson đã may mắn có cho mình bức ảnh tuyệt tác, chỉ một chút nữa thôi thì sao Thổ đi qua mất rồi. Hiện tượng độc đáo này 1441 năm mới xảy ra một lần, vào đúng 12 ngày sau Xuân Phân 21/3 *you know what I mean* Transit là hiện tượng thiên văn được đón đợi hàng đầu. Nổi tiếng nhất có lẽ là nhật thực, mặt trăng đi ngang qua mặt trời. Một cách trùng hợp (?!) đường kính mặt trời to hơn mặt trăng 400 lần, nhưng ở xa hơn 400 lần, nên với mắt ta, chúng bằng nhau như đúc, mặt trăng che vừa khít mặt trời tạo nên nhật thực toàn phần. Sao Thủy gần mặt trời bay nhanh, nên ta dễ thấy transit sau 6 năm (tháng 11, rất hiếm), hoặc 7 năm (tháng 11). Ở các chu kỳ dài 13 (6+7) năm, 20, 33, 46, 217 (13·14+7·5) năm thì thường có hai lần transit vào tháng 5 và tháng 11 Sao Kim transit thì hiếm hơn nhiều, và chu kỳ cũng thú vị hơn. Trái đất đi một vòng hết 365.25636 ngày, sao Kim đi mất 224.7 ngày, chia cho nhau thì được phân số 243/395 chính xác đến từng li (sai số 0.000008), nghĩa là sau trái đất quay 243 vòng (243 năm) thì nàng Venus quay được 395 vòng, về lại đúng chỗ cũ, chỉ lệch tí ti. Đồng thời có một phân số "nhỏ nhỏ" với độ chính xác gần bằng là 8/13: 8 năm trái đất thì sao Kim quay được 13 vòng. Hai con số trên hợp nhất pine × apple với nhau thành một chu kỳ 243 năm với 4 lần transit: năm bắt đầu, +8 năm, rồi +105.5 năm, +8 năm, rồi +121.5 năm ~ chu kỳ 243 tiếp theo. Bốn lần nàng Venus transit gần nhất là tháng 6/1874 → 6/1882 → (quá lâu) 6/2004 → 6/2012; hai lần mới đây, nhưng lần kế tiếp phải đợi 105.5 năm nữa, 12/2117. Chu kỳ 243 năm thì khá ổn định, các thành phần bên trong thì kém ổn hơn vì sai số tích lũy, chu kỳ 4 transit hiện tại sẽ chạy được 5 vòng trong 1223 năm, từ 1631-2854. Năm 1639 (1631+8) cũng là năm đầu tiên có nhà thiên văn quan sát ghi nhận chi tiết. #j2team_relax