Hãy đăng bài và bài viết ca bn s đưc lên top tìm kiếm google

Diễn đàn SEO bài viết lên Google Search tốt nhất

“SUÝT NỮA" HAY “XUÝT NỮA"? “Kế hoạch này … là hỏng". Cần điền gì vào dấu...

Thảo luận trong 'J2TEAM Community' bắt đầu bởi Quốc Việt, 29/7/21.

  1. “SUÝT NỮA" HAY “XUÝT NỮA"?

    “Kế hoạch này … là hỏng". Cần điền gì vào dấu ba chấm? “Suýt nữa” hay “xuýt nữa"? Hãy cùng xem các tư liệu chính thống của ngôn ngữ học nói sao về điều này.

    Việt Nam tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức giảng: “Xuýt: tí nữa, chút nữa. Xuýt nữa thì ngã. Xuýt nữa thì đổ. Xuýt xoát: xớ xẩn, gần gần. Hai người cao xuýt xoát nhau".

    Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ thì giải thích: “Xuýt: “Gần, thiếu chút nữa: xuýt chết, xuýt bị xe đụng. Xuýt nữa: Thiếu chút nữa: xuýt nữa bị ăn đòn… Xuýt xoát: Xấp xỉ, tròm trèm, xê xích, hơn kém không bao nhiêu: xuýt xoát bằng nhau”.

    Từ điển của Viện Hán Nôm bổ sung thêm rằng “xuýt” vốn có Nôm tự là 啜, được dùng trong các từ như “xuýt xoa", “xuýt nữa", “xuýt chết", “xuýt xoát". Từ điển của học giả Trần Văn Kiệm cũng giảng tương tự.

    Theo cách viết của Viện Hán Nôm, của các học giả Lê Văn Đức, Trần Văn Kiệm… ta thấy “xuýt" trong “xuýt nữa" và “xuýt xoa" vốn là một và có nghĩa gốc là “mím miệng hà hơi với ý xúi giục" (xuýt chó cắn người). Vậy “xuýt nữa" có thể hiểu thuần là “huýt thêm một tiếng nữa". Việc sử dụng hành động để biểu diễn thời gian thực ra rất phổ biến, chẳng hạn như “chớp mắt mà hắn đã biến mất", “trong khoảng nhai dập miếng trầu anh ta đã viết xong một bức thư"... Còn “xuýt xoát" hẳn được tạo thành bằng phép láy âm từ chữ “xuýt".

    Như thế, xét về mặt từ gốc thì “xuýt nữa" mới là cách dùng phù hợp. “Suýt nữa" là sản phẩm do sự lẫn lộn giữa “s" và “x", sau vô tình được ghi nhận trong các từ điển như Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, cũng như dần được phổ biến.
    Cre: tiếng việt giàu đẹp
    (Tham khảo các tư liệu đã dẫn)

    Xem thêm nhiều bài viết tại:
    Vui lòng đăng kí hoặc đăng nhập để thấy liên kết tại BigMMO
    —————————
    [​IMG]
     
  2. Ngôn ngữ phải thay đổi theo con người chứ, cả cái đất nước dùng suýt rồi, sao phải đào quá khứ lên làm gì
     
  3. Ngôn ngữ ptrien theo thời gian và xã hội. Lôi cái từ điển của Anh năm 1600 ra thì 100% đang sai chính tả hết nhé lôi cái đã tiến hoá so vs cái cổ đại khập khiễng vl. Vote ban mấy đứa bê bài linh tinh kiếm fame kiểu bọn trẻ đú fnews
     
  4. Mình chưa bao giờ dùng “xuýt” cả, “suýt nữa” mới đúng chứ?
    Tiên đoán của điện thoại thì nó đều gợi ý từ “nữa” phía sau khi gõ “suýt” hay “xuýt” nên theo mình cả 2 đều dùng được.
    Mình vẫn thắc mắc: “Lãi suất” hay là “lãi xuất”
    Đọc nhiều báo người ta dùng “xuất” nhưng mình nghĩ “suất” mới là chuẩn
     
  5. Từ điển thế giới công nhận thì việc gì phải sửa nhỉ?
     
  6. Ơi là trời vừa bình bên group F xong :))) KHÔNG có sai đúng gì hết. Chỉ có từ gốc và từ mới. Từ "xuýt" được dùng từ hồi xưa xửa xừa xưa, bây giờ nó không còn hợp lí nữa. Cứ yên tâm mà dùng "suýt" đi. So sánh đúng sai phải cùng hệ quy chiếu, đằng này lôi một từ cũ một từ mới ra để so ‍♀️
     
  7. Nhiều bạn vào bảo dùng “tí nữa” thay thế được cho “suýt nữa” thì sai lầm rồi.

    “tí nữa” và “suýt nữa” nó khác nhau mà.
    Ví dụ:
    “Tí nữa mình tới” hay “Chút nữa mình tới”
    Chứ còn:
    “Suýt nữa mình tới” nó lại nằm ở 1 ngữ cảnh khác và có ý nghĩa khác rồi
     
  8. Từ ngữ sinh ra x và s làm gì cho nó phức tạp lên vậy ko biết? Sao ko dùng một chữ để diễn đạt thôi để ko bị lâm vào tình trạng có thể bị nhầm lẫn, dù gì thì cũng đâu có sự khác biệt về mặt diễn đạt khi dùng x và s đâu nhỉ?
     
  9. giả sử một từ mà 99% người bản ngữ dùng sai thì từ đó được dùng như vậy là đúng hay sai?
     
  10. Thay vì phải phân vân chọn giữa "suýt nữa" và "xuýt nữa" mình chọn "chút xíu nữa"
     
  11. Miền nam: xém chút nữa
     
  12. Cãi làm gì, sao không thay bằng "Tí nữa"
     
  13. bây giờ tất cả đang sai mà mình lại đúng thì chính mình mới là thằng dùng sai
     
  14. Chữ viết sinh ra phục vụ con người
    Chữ nào dùng nhiều thì nó là đúng vậy thôi
     
  15. 1. Cái gì có trước? Logic hay ngôn ngữ có trước? Ngôn ngữ có trước, còn logic dùng để "cố" giải thích ngôn ngữ, thế nên mọi ngôn ngữ đều có các ngoại lệ, và "đúng" với "sai" trong ngôn ngữ chỉ là tương đối.
    2. Dùng nhầm có phải phát triển không? Có, thực tế các từ vựng mới được sinh ra rất thường xuyên, việc chấp nhận các từ sai thành từ mới cũng xảy ra xuyên suốt quá trình phát triển của mọi ngôn ngữ, ví dụ trong quy ước viết chữ Quốc Ngữ thì chữ "Qu" không đi được với "ốc", đúng phải là Cuốc nhưng do phương ngữ miền Nam có sự phân biệt âm "c" và "qu", đồng thời tồn tại từ vựng cũng có sự phân biệt (cái cuốc và tổ quốc) nên dù sai, chữ Quốc vẫn được coi là chuẩn chính tả mới, và viết Tổ Cuốc là sai chính tả. Tương tự với các từ như giông tố (đúng là dông tố), đầy tớ (đúng là đày tớ), trầm trồ (trằm trồ).
    3. Bản thân từ vựng "đúng hay sai" quyết định bởi việc "có truyền đạt được thông tin cho người kia hay không", vậy nên "đúng hay sai" không do sách vở quy định mà do "người bản ngữ" quy định. Bạn nói một câu chuẩn ngữ pháp, từ vựng dùng đúng như từ điển nhưng người bản ngữ không hiểu thì tức là bạn dùng sai, hoặc sai từ, hoặc sai ngữ cảnh. Nói "cải chính" (cải trong cải thiện, chính trong chính xác, từ điển định nghĩa là sửa lại cho đúng) nhưng trong câu "Cải chính bài tập về nhà" thì lại không có nghĩa là "học sinh sửa lại bài tập về nhà cho đúng" mà người nghe dễ liên tưởng đến "thầy cô sửa lại đề bài về nhà"
    Túm lại là các nhà ngôn ngữ học đã nghiên cứu, chấp nhận và đưa nó vào từ điển thì tức là từ đó đã thành "đúng" rồi, đứa nào bảo sai cứ cầm từ điển vả vào mặt nó :v :v Mà không có trong từ điển cũng chưa hẳn đã không phải tiếng Việt, tra mấy từ tục tục hay kiểu tiếng lóng thì chắc quái gì từ điển đã có, không lẽ mấy từ đó cũng "không phải tiếng Việt đúng" à =.))
     
  16. suýt nữa hay xuýt nữa cũng được đừng có suýt nửa với xuýt nửa là được :)