Tắt Quảng Cáo [X] Đăng Nhập để ẩn Tất Cả Quảng Cáo 1. Giảm khả năng hấp thu sắt Trà là một nguồn cung cấp tanin dồi dào. Đây là hoạt chất có khă năng tương tác với sắt trong một vài loại thực phẩm, ngăn cản cơ thể hấp thụ chất này. Từ đó, tình trạng thiếu sắt sẽ diễn ra, kèm theo với thiếu hồng cầu. Hơn nữa, hàm lượng tanin trong trà có thể thay đổi đáng kể, tùy vào loại trà và cách pha. Tuy nhiên, để đảm bảo cơ thể nhận đủ sắt cần thiết, vẫn nên uống dưới 710ml trà hằng ngày. Ngoài ra, nếu lượng sắt thấp và trà là thức uống yêu thích, hãy cân nhắc thưởng thức nó giữa những bữa ăn trong ngày. Điều này có thể giúp giảm thiểu tác động của tanin đối với hấp thụ sắt. 2. Làm tăng sự lo lắng, căng thẳng và bồn chồn Giống với cà phê, lá trà cũng có chứa nhiều caffeine. Tiêu thụ lượng lớn caffeine có nguy cơ gây ra cảm giác lo lắng, căng thẳng hay bồn chồn. Theo các nghiên cứu, trà đen có xu hướng có chứa nhiều caffeine hơn trà xanh. Hơn thế nữa, lá trà ngâm càng lâu thì caffein tiết ra trong cốc trà càng nhiều. Do vậy, nếu cảm thấy bồn chồn và lo lắng sau khi uống trà, hãy hạn chế thói quen này để giảm các triệu chứng trên. Ngoài ra, cũng có thể chọn một số trà thảo mộc không có caffein như trà hoa cúc, trà trái cây,… 3. Khó ngủ: tác dụng phụ điển hình từ thói quen uống trà nhiều Lượng caffeine nhiều trong trà cũng là nguyên nhân gây gián đoạn chu kỳ ngủ – thức của con người. Điều này là bởi caffeine ức chế sản xuất melanin, một loại hormone giữ vai trò quyết định chất lượng của giấc ngủ. Thói quen uống trà buổi tối có thể làm mất ngủ, bất kể uống bao nhiêu. Chất lượng giấc ngủ kém có thể gây các vấn đề về sức khỏe thể chất và tinh thần như: • Mệt mỏi hoặc có thể suy nhược thần kinh • Giảm trí nhớ • Mất tập trung • Béo phì • Không hiểm soát được lượng đường trong máu Cơ thể sẽ cần ít nhất 6 tiếng để xử lý caffeine. Vì thế, để không trở ngại cho giấc ngủ, không nên uống trà sau 3 giờ chiều. 4. Buồn nôn Ở một mức độ nào đó, trà có nhiều lợi ích. Nhưng nếu uống quá nhiều trà sẽ làm phản tác dụng. Một số hợp chất trong trà có thể khiến buồn nôn, đặc biệt là khi uống lượng lớn hoặc khi uống trà lúc đói. Đặc biệt, chất tanin trong lá chè có thể kích thích các mô tiêu hóa, từ đó dẫn tới những triệu chứng khó chịu như: đau dạ dày, cồn cào ruột, buồn nôn,… Khi đói, sự hiện diện của caffeine từ trà có khiến rất khó chịu. Trong trường hợp này, có thể khắc phục bằng cách thêm bữa ăn nhẹ hoặc thêm một ít sữa vào trà. Sau khi phản ứng với protein và carbohydrate, khả năng kích thích tiêu hóa của tanin sẽ giảm đi đáng kể. Tham khảo thêm nhiều loại trà khác tại Vui lòng đăng kí hoặc đăng nhập để thấy liên kết tại BigMMO