Hãy đăng bài và bài viết ca bn s đưc lên top tìm kiếm google

Diễn đàn SEO bài viết lên Google Search tốt nhất

Thẻ căn cước công dân gắn chip là gì? Thẻ căn cước gắn chip hay thẻ căn...

Thảo luận trong 'J2TEAM Community' bắt đầu bởi Nguyễn Hoàng Minh, 21/8/20.

  1. #j2team_share

    Thẻ căn cước công dân gắn chip là gì?

    Thẻ căn cước gắn chip hay thẻ căn cước điện tử (e-ID) là thiết bị nhận dạng thông minh cho phép tích hợp lượng lớn dữ liệu về bảo hiểm, bằng lái… Thẻ căn cước gắn chip có thể đóng vai trò thiết bị nhận diện, xác thực danh tính và chìa khóa truy cập thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Người dùng chỉ cần dùng thẻ căn cước điện tử để có thể tiếp cận nhiều dịch vụ vốn đòi hỏi hàng loạt giấy tờ khác nhau.

    Về cơ bản, e-ID là thiết bị xác thực điện tử tích hợp chip bên trong, có kích thước như thẻ ATM. Để truy cập thông tin trong chip, một số thẻ có điểm kết nối kim loại trên bề mặt hoặc số khác cho phép đọc dữ liệu không cần tiếp xúc nhờ ứng dụng công nghệ nhận diện qua sóng vô tuyến (RFID).

    Thẻ căn cước điện tử có thể nằm trong cơ sở hạ tầng khóa công khai (PKI), lưu trữ chứng nhận điện tử được mã hóa do nhà cung cấp PKI phát hành, cùng hàng loạt thông tin liên quan. Thẻ e-ID có thể cung cấp khả năng xác thực hai hoặc ba bước nếu được tích hợp dữ liệu nhận diện sinh trắc học.
    ## Thẻ căn cước điện tử để làm gì

    Ngoài việc cho phép chính quyền truy suất dữ liệu công dân nhanh, chính xác, thẻ căn cước điện tử còn cho phép người dùng có thể truy cập và sử dụng hệ thống dịch vụ công.

    ## Thẻ căn cước điện tử tại các nước trên thế giới

    Thổ Nhĩ Kỳ là nước đầu tiên trên thế giới triển khai e-ID trên bằng lái vào năm 1987. Nhằm giảm tình trạng chạy quá tốc độ, chính phủ nước này quyết định phát triển và sử dụng máy đo tốc độ điện tử trên phương tiện vận tải thay cho thiết bị cơ khí. Thẻ e-ID sẽ được cắm vào máy đo trước khi xe xuất phát. Thời gian chạy xe và tình trạng chạy quá tốc độ sẽ được thiết bị lưu lại, sau đó in báo cáo cho giới chức.

    Năm 1995, bằng lái điện tử cũng được áp dụng tại tỉnh Mendoza ở Argentina do tình trạng tai nạn và vi phạm giao thông cao, tỷ lệ nộp phạt lại quá thấp. Bằng lái điện tử tại Mendoza lưu trữ thông tin định danh, loại bằng lái, ảnh chân dung và liên tục cập nhật dữ liệu về vi phạm và tiền phạt chưa nộp của tài xế.

    Ngoài ra, người dùng cũng có thể lưu trữ thông tin y tế khẩn cấp như nhóm máu, nguy cơ dị ứng và dấu vân tay trên bằng lái xe điện tử. Theo ước tính, hệ thống e-ID giúp chính phủ Argentina có thể giúp thu về hơn 10 triệu USD tiền phạt vi phạm giao thông mỗi năm.

    Năm 1999, hệ thống bằng lái xe thông minh được ứng dụng tại bang Gujarat, Ấn Độ.

    Năm 2002, Estonia là nước đầu tiên chính thức phát hành thẻ căn cước thông minh mang tên ID Kaart. Tại đất nước này, ID Kaart được sử dụng để làm phương tiện nhận dạng chủ đạo, giúp người dân mua vé giao thông công cộng, sử dụng Internet banking, xác thực trên nhiều website và thay thế cho hộ chiếu khi đi lại trong nước hoặc Liên minh châu Âu (EU).

    Năm 2003, Phần Lan chính thức sử dụng thẻ căn cước điện tử, cho phép người dân truy cập vào một số dịch vụ nhất định trên Internet, mã hóa một số nội dung được chuyển qua mạng và bổ sung chữ ký điện tử vào tài liệu hành chính.

    Năm 2006, Tây Ban Nha bắt đầu cấp căn cước quốc gia (DNI) dưới dạng thẻ thông minh thay thế dần những loại giấy tờ trước đó.

    Từ năm 1977 đến nay, đã có gần 70 quốc gia ở các châu lục phát hành thẻ căn cước công dân tích hợp chip điện tử để sử dụng trong xác thực danh tính, chữ ký điện tử, cấp quyền ra vào những địa điểm bảo mật và tích hợp thông tin như số an sinh xã hội, bằng lái xe, thẻ bảo hiểm y tế, vé tàu xe, thẻ thanh toán và cả thẻ ngân hàng…
    [​IMG]
     
  2. Và đây là phản ứng của một số "người dân":
     
  3. Muốn văn minh mà văn minh thì chúng nó gào ??? Chúng nó chỉ đòi quyền lợi cho bản thân thôi kể cả hợp hay phi pháp, muốn văn minh như tây thực ra chỉ muốn có tiền như tây, áp dụng luật pháp hay mấy cái văn minh cái hay ho hiện đại thì kêu gào vì sợ bị theo dõi bị lộ mấy cái thói hư tật xấu, lộ vi phạm, có tật giật mình mà
    Nhớ lại lúc áp dụng Luật an ninh mạng, cấm rượu bia, đội mũ bảo hiểm, xe chính chủ ... đi nhé , à cây quyền thì cây đè chết người, chó quyền thì chó cắn chết người
     
  4. Thông tin bổ ích.
     
  5. Thật sự thấy cái này rất là hữu ích luôn, e đã sống ở TQ một thời gian và cảm thấy TQ là một trong những đất nước áp dụng rất là tốt công nghệ này.
    T1 quản lí hành chính, lưu trữ thông tin rất dễ dàng
    T2 là các dịch dụ kèm theo như vé máy bay, tàu hỏa : công dân TQ có căn cước công dân chỉ cần checkin qua máy rút vé tự động là có thể lấy được vé tàu, vé máy bay
    T3 xin các giấy tờ hay nộp phạt các thứ rất tiện ... trong 1 lần đi làm Visa thì ngồi trong văn phòng công an, thấy công dân TQ gần như đến đồn công an nhưng không phải gặp bất cứ nhân viên nào mà họ chỉ cần thao tác với những máy tự động được đặt sẵn ở đó.

    Chắc nhiều bác sẽ nói cuồng tàu này kia nhưng nó là sự thật cái gì tốt thì ta nên học .
     
  6. Vẫn hơi thắc mắc, sao k quản lý mọi thứ bằng Vân tay nhỉ, cần gì lăn tay cái là xong, đỡ lo mất giấy tờ hay gì đó đại loại
     
  7. làm thì làm 1 lần đổi tới đổi lui , căn cước với chứng minh loạn cào cào hao tốn thời gian tiền bạc dân chúng.
     
  8. Mình có biết ở VN cũng đang làm dự án này rồi, 1 thẻ thay cho nhiều thẻ.
     
  9. chuẩn hơn là ID công dân, nhưng hiện đại hóa thì lại đơn giản nhà nc mất nguồn thu
     
  10. VN tụt lại phía sau về mảng này
     
  11. Cái quan trọng nhất thường là cái đầu tiên, để phạt tốc độ, giảm mãi lộ :)))
     
  12. Cứ chê giống Tàu nọ kia nhưng Tây nó làm từ đời tám hoánh rồi mà chả thấy con quyền nào hé mồm cả
     
  13. Thấy làm như này tiện phết, đỡ phải xách thẻ bhxh các kiểu chật túi (mà lại bằng giấy dễ rách nữa chứ)
     
  14. Một số 3/ thì lợi dụng để bảo thiếu "nhân quyền", cười ỉa
     
  15. Hết cái bluezone đến cái thẻ căn cước điện tử , cái éo nào các thanh niên cũng treo trên miệng câu từ " bảo mật" để làm lí do phản đối .
     
  16. Gì chứ cái này thẻ sinh viên trường em có rồi
     
  17. Ảnh giống ạnh phi công lừa tiền thế
     
  18. có thẻ căn cước du lịch khối ASEAN có như kiểu chạy xe hơi từ nước này qua nước kia ở Châu Âu đc ko nhỉ :3
     
  19. :)) cũng hay á, triển luôn cho nóng