Tắt Quảng Cáo [X] Đăng Nhập để ẩn Tất Cả Quảng Cáo ## Thủ đoạn 'chuyển tiền nhầm' ngày càng tinh vi bằng cách nhờ hoàn lại qua website giả, hãy cảnh giác kẻo mất sạch tiền trong thẻ Trang ICTNews đã đăng tải về trường hợp lừa đảo như sau, vào một hôm anh T bất ngờ nhận được 2 triệu đồng chuyển vào tài khoản. 30 phút sau một người liên hệ anh báo chuyển nhầm và xin lại tiền bằng cách nhờ anh click vào một đường link, điền thông tin,... Và sau đó thì toàn bộ tiền trong tài khoản của anh đã không cánh mà bay. Cụ thể, giữa năm 2021, Công an Nhân dân đưa tin trường hợp anh Vũ Hoàng T. (quận Hoàng Mai - Hà Nội) bỗng dưng thấy tài khoản "nổ" một khoản tiền hơn 2 triệu đồng vào tài khoản không rõ của ai. Khoảng 30 phút sau, một phụ nữ có chất giọng hết sức ngọt ngào gọi đến. Chị ta cho biết đã lỡ chuyển nhầm cho anh T. và mong được anh chuyển lại. Chị ta cũng nói rằng đang ở nước ngoài nên nhờ anh đăng nhập vào dịch vụ chuyển tiền quốc tế qua một đường link. Sau khi điền xong thông tin như hướng dẫn, anh T. phát hiện mấy chục triệu đồng trong tài khoản của mình đã "bay" sạch. **Được nhờ hoàn lại số tiền bị chuyển nhầm** Thủ đoạn hỗ trợ "trả lại tiền nhầm" nay đã tinh vi hơn rất nhiều, theo cảnh báo mới đây của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank). Theo cảnh báo, với chiêu thức hỗ trợ "trả lại tiền nhầm" kiểu mới, kẻ lừa đảo thường thực hiện theo các bước sau: 1. Kẻ lừa đảo theo dõi mạng xã hội, tìm kiếm những trường hợp Khách hàng đăng bài trên Facebook/ Zalo/… thông báo nhận được tiền do "chuyển nhầm" vào tài khoản, đang có nhu cầu trả lại tiền. 2. Giả danh nhân viên ngân hàng, kẻ lừa đảo liên hệ hỗ trợ, yêu cầu Khách hàng đăng nhập bằng username, password, mã OTP vào đường link giả mạo do đối tượng cung cấp (có giao diện giống với website của Ngân hàng). 3. Làm theo hướng dẫn, khách hàng sẽ bị mất quyền sở hữu tài khoản. Một thủ đoạn khác VPBank cảnh báo là cố tình "chuyển tiền nhầm", sau đó cho chủ tài khoản biết mình đến từ một công ty tài chính vừa giải ngân, yêu cầu họ thanh toán số tiền "vay" kia kèm lãi suất "cắt cổ". Theo Điều 228 và điều 230 - Bộ luật Dân sự 2015 về Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản không xác định được chủ sở hữu, số tiền chuyển nhầm trên là một dạng tài sản bị thất lạc nên người nhận chuyển nhầm được xem là người đang chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật. **Trường hợp này, chúng ta cần làm gì? ** Ngân hàng VPBank đưa ra khuyến cáo: Trong trường hợp nhận được tiền "chuyển khoản nhầm", bà con cần đặc biệt lưu ý: 1. LIÊN HỆ với Ngân hàng để xác minh khi có nghi ngờ lừa đảo, tuyệt đối KHÔNG sử dụng số tiền này vào việc chi tiêu cá nhân, KHÔNG chuyển hoàn vào một tài khoản khác khi chưa có kết quả xác minh, hướng dẫn của ngân hàng hoặc cơ quan chức năng khác. 2. KHÔNG cung cấp thông tin bảo mật như: Mật khẩu truy cập tài khoản, Mật khẩu giao dịch một lần (OTP) cho bất cứ ai (kể cả người tự xưng là nhân viên ngân hàng) và dưới bất cứ hình thức nào. 3. CẢNH GIÁC với các yêu cầu truy cập đường link website, đăng nhập, cung cấp thông tin tài khoản, thông tin cá nhân. 4. KHÔNG bấm vào đường link, tệp đính kèm đồng thời XÓA NGAY các tin nhắn, email lạ này khỏi điện thoại, máy tính. Chỉ thực hiện giao dịch tại các website uy tín, độ bảo mật cao. #j2team_news #j2team_security
Nước đi này của bọn lừa đảo hơi cồng kềnh. Ko biết 10 vụ thì mấy vụ mới đc hồi âm, mới thu hồi đc vốn )