Hãy đăng bài và bài viết ca bn s đưc lên top tìm kiếm google

Diễn đàn SEO bài viết lên Google Search tốt nhất

TỔN THƯƠNG NGÀY BÉ CÓ THỂ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI CỦA CHÚNG TA KHI LỚN NHƯ...

Thảo luận trong 'J2TEAM Community' bắt đầu bởi Doan Thi Thanh Huong, 23/6/22.

  1. TỔN THƯƠNG NGÀY BÉ CÓ THỂ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI CỦA CHÚNG TA KHI LỚN NHƯ THẾ NÀO?

    Đã bao giờ bạn tự hỏi chính mình là có phải mình quá khao khát tình yêu và sự công nhận từ người khác là do hồi bé mình đã không nhận được đầy đủ tình yêu và sự quan tâm từ bố mẹ mình hay không?
    Bài dịch từ clip "Trauma, Healing and The Brain: Community Learning Event" của tiến sĩ Gabor Mate.
    "Tôi là một bác sĩ nghỉ hưu và không còn làm việc như một bác sĩ nữa. Tôi đã làm bác sĩ được 20 năm, điều trị vô số người ở đủ mọi lứa tuổi. Tôi đã thấy và học được rất nhiều điều nhưng một điều mà tôi đã học được là gần như mọi thứ tôi nhìn thấy dù là ung thư, trầm cảm, nghiện hút, ADHD, viêm ruột thừa… đều có nguyên nhân bắt nguồn từ những gì xảy ra trong tuổi thơ. Tôi có thể nói là yếu tố chính (tôi không nói là yếu tố duy nhất) để hình thành bệnh tật dù là bệnh về thể chất hay bệnh về tinh thần, dù là sự nghiện ngập hay vấn đề về hành vi đều là bắt nguồn từ những gì xảy ra với con người trong những năm đầu đời. Có vẻ như sự thật này khá là bất ngờ và mọi người có thể nghĩ là làm sao tôi lại có thể chứng minh được những điều trên chỉ trong 16 phút diễn thuyết ngắn ngủi, nhưng tôi sẽ thử.
    Chấn thương tâm lý có thể là nguyên nhân gây nên việc bạn nghiện một thứ gì đó.
    Hành vi nghiện một thứ gì đó được định nghĩa là bất kỳ hành vi nào mà một người cảm thấy khao khát được làm nó, cảm thấy dễ chịu, thoải mái trong thời gian ngắn nhưng phải chịu một hậu quả tiêu cực trong thời gian dài. Theo nghĩa thông thường nó không chỉ là nghiện các chất kích thích, cocain hay mai thúy mà nó còn liên quan đến những sự nghiện ngập rất phổ biến ngày nay như nghiện cờ bạc, chơi game, nghiện lên mạng internet, nghiện các mối quan hệ, nghiện mua sắm, ăn uống, thậm chí nghiện làm việc, thể thao quá sức, tranh ảnh khiêu dâm …
    Và nếu bạn tự hỏi bản thân dựa trên định nghĩa kia thì câu trả lời cho câu hỏi bạn đã bao giờ trải qua cảm giác nghiện ngập một cái gì đó chưa chắc chắn là có rồi. Rất nhiều người mà tôi đã gặp đều từng trải qua cảm giác đó. Những hành vi đó mang lại điều gì cho bạn, nó giải tỏa căng thẳng, có thể mỗi khi bạn căng thẳng bạn sẽ ăn rất nhiều, hoặc bạn có thể mua sắm, hoặc dùng chất kích thích vân vân. Có thể nói sự nghiện ngập giải tỏa căng thẳng một cách tạm thời hoặc nó làm xao nhãng bạn khỏi những nỗi đau tâm lý mà bạn đang phải trải qua. Điều tôi muốn khẳng định ở đây là sự nghiện ngập không phải cái gốc của vấn đề, nó là giải pháp bộ não tìm ra để giải quyết vấn đề.
    Vấn đề bạn đang gặp phải ở đây là: Tại sao bạn lại phải chịu quá nhiều nỗi đau tâm lý như vậy và bạn không biết làm thế nào để đối mặt với những nỗi đau tâm lý đó, tại sao lại có quá nhiều stress, tại sao bạn lại chỉ muốn sự thoải mái.
    Vấn đề xảy ra từ khi bạn còn bé, bạn đã bị tổn thương. Khi bạn bị tổn thương, bằng cách nào đó bạn đã tự cho rằng mình là người bất tài, mình không xứng đáng. Bạn nghĩ vấn đề bắt nguồn từ bạn. Khi điều gì đó tốt đẹp xảy đến, bạn nghĩ đó là do mình tốt, mình ngoan. Nhưng khi chuyện xấu xảy đến, ví dụ bạn bị la mắng, bị đánh đập hoặc bị phạt vì bố mẹ bạn không thích hành vi của bạn hoặc có khi chỉ là bố mẹ bạn bị stress, bị sang chấn ngay trong chính vấn đề của họ, bạn sẽ đều cho rằng những chuyện xấu xa đó xảy đến bởi vì bạn là người xấu, bạn không xứng đáng có được những điều tốt. Kết quả là bạn trở thành người có lòng tự trọng thấp. Đó là điều đầu tiên xảy ra.
    Điều thứ 2 là bộ não của chúng ta được hình thành ngay từ khi ta còn ở trong bụng mẹ. Những gì xảy ra với người mẹ đã ảnh hưởng đến sự hình thành của bộ não, vì vậy mà khi người mẹ bị stress, điều đó ảnh hưởng đến não của đứa bé trong bụng. Những người trải qua chấn thương hồi bé, họ không có điều kiện để trải qua sự phát triển bộ não một cách khỏe mạnh vì vậy mà họ có vấn đề về sức khỏe tinh thần, họ sẽ tìm cách để bù đắp những thiếu sót về sức khỏe tinh thần bằng việc chìm đắm trong những thú vui nghiện ngập. Nó không phải sự bù đắp lành mạnh, nó thậm chí gây ra thêm nhiều vấn đề nhưng nó xuất phát từ việc bạn gặp phải tổn thương trong quá khứ.
    Chấn thương tâm lý hoàn toàn có thể nguyên nhân gây nên bệnh của bạn.
    Như tôi đã nói, mọi thứ đều xuất phát từ chấn thương từ ngày bé, kể cả ung thư. Nhưng có người sẽ hỏi là sao bị chấn thương tinh thần lại có thể gây ra ung thư. Nghiên cứu ở Canada cho thấy, một đứa trẻ bị bạo hành khi còn bé lớn lên có nguy cơ bị ung thư cao hơn người bình thường đến 50%.
    Tại sao vậy?
    Tại vì sự bạo hành hay chấn thương tạo nên cơ chế đối phó của cơ thể. Một trong những cách mà đứa trẻ đương đầu với chấn thương là vỗ về bản thân, đó là cách mà sự nghiện ngập được hình thành. Nếu bạn nhận được thông điệp từ hành vi của bố mẹ là bạn không xứng đáng, bạn không đủ tốt bạn sẽ dành cả cuộc đời để chứng minh cho mọi người thấy là bạn xứng đáng. Và bạn làm điều đó bằng cách nào, bằng cách luôn trở thành người làm hài lòng người khác, bằng cách không bao giờ nói về cảm giác của bạn bởi có thể những người xung quanh không thích cảm giác đó, bằng cách không bao giờ bày tỏ sự tức giận một cách lành mạnh khi ai đó vượt qua giới hạn của bạn, bằng cách làm việc quên mình để chứng tỏ mình có giá trị. Bạn sẽ dành cả đời chỉ để bù đắp cho những tổn thương của tuổi thơ và bạn tự khiến mình stress. Và sự stress đó có ảnh hưởng về mặt vật lý, nó hưởng đến hệ thống miễn dịch, nó ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch, và hệ thống não bộ của bạn. Nó có thể là nguyên nhân gây ra bệnh. Nhiều người nghĩ là họ ngẫu nhiên bị bệnh này bệnh kia nhưng thực ra nó là hậu quả của việc cuộc sống có quá nhiều gánh nặng và stress, hậu quả của việc cố gắng bù đắp cho những tổn thương thời thơ ấu. Vì vậy mà khi bạn nhìn vào những người bị bệnh đó, bạn sẽ nhận ra được rằng họ có vấn đề rất lớn trong việc bày tỏ cảm xúc của chính mình bởi vì khi còn bé họ bị bắt đè nén cảm xúc của bản thân. Vì vậy mà họ tìm cách bù đắp cho việc bị đè nén đó và họ rất khó để nói KHÔNG.
    Khi người nào đó muốn họ làm gì đó họ sẽ luôn nói có kể cả khi họ cảm thấy rất stress về công việc đó, cho dù cơ thể của họ có không muốn điều đó. Tôi không đưa ra bằng chứng chứng minh bởi vì thời gian buổi nói chuyện này quá ngắn nhưng có một điều có thể chắc chắn về mặt vật lý là: bạn không thể chia tách đầu óc và cơ thể của bạn. Bất kì thứ gì xảy ra với cảm xúc của bạn đều có ảnh hưởng đến cơ thể vật lý của bạn. Bởi vì bộ não, cơ quan điều khiển cơ thể bạn cũng là một phần của hệ thống miến dịch, một phần của hệ thống tim mạch, một phần của cơ chế sợ hãi. Bởi vậy tất cả những gì xảy ra với hệ thống cảm xúc ngay lập tức ảnh hưởng đến hệ thống vật lý trên cơ thể. Bạn cũng không thể chia tách cơ thể vật lý của bạn với các mối quan hệ. Ví dụ chúng ta biết là những đứa trẻ có bố mẹ stress thường có nguy cơ bị hen. Bố mẹ càng stress thì đứa trẻ càng cần nhiều thuốc cho bệnh hen của chúng.
    Tại sao điều đó lại xảy ra?
    Vì cảm xúc của đứa trẻ có liên kết chặt chẽ với cơ thể vật lý của chúng. Và cảm xúc của bố mẹ thì ảnh hưởng đến cảm xúc của đứa trẻ. Chúng ta có thể nhìn vào sự tăng lên của bệnh hen xuyễn và dị ứng hoặc sự tăng lên của ADHD, trầm cảm. Tại sao lại vậy? Bởi vì bố mẹ chúng đang ngày càng stress hơn, thế nên những đứa trẻ càng ngày càng stress và càng ngày càng trở nên ốm yếu hơn. Vấn đề không phải ở chỗ bố mẹ không yêu những đứa trẻ, cũng không phải là đang đổ lỗi cho bố mẹ chúng, vấn đề ở đây là tình hình kinh tế và sự cô lập cá nhân, khoảng cách giữa các thế hệ, khoảng cách giữa các cộng đồng đang diễn ra khủng khiếp hơn. Nghiên cứu cũng chứng minh rằng một người càng bị cô lập về cảm xúc sẽ càng bị yếu hơn về cơ thể vật lý, và càng có nguy cơ chết sớm hơn.
    Ở trong xã hội mà, những đứa trẻ phát triển rất nhanh mà không có bố mẹ, bởi vì bố mẹ chúng đang bận rộn kiếm tiền, và những đứa trẻ thiếu đi sự hỗ trợ của gia đình hoặc cộng đồng, bạn sẽ nhận ra rằng càng ngày càng có nhiều người lớn lên bị cô lập về cảm xúc và chúng cố gắng bù đắp cho điều đó bằng điện thoại và internet nhưng thực tế những thứ đó lại không bù đắp được gì vì những gì con người cần là sự thân mật thật sự, chúng ta cần tương tác người với người trong đời thực chứ không phải sự kết nối qua bất kì hệ thống nào.
    Một đứa trẻ trở nên vô cảm khi những gì nó thấy quá đau đớn và về mặt cảm xúc thì bộ não đang cố bảo vệ nó bằng cách đè nén tất cả cảm xúc đó lại và một trong những kết quả của việc bù đắp cho sự tổn thương đó là nó sẽ muốn kiểm soát mọi thứ (như cái cách mà nó kiểm soát cảm xúc của mình), nó sẽ tức giận, nó sẽ muốn trở nên quyền lực và nó sẽ vô cảm trước những đau đớn và sự dễ bị tổn thương của người khác.
    Tôi từng trở về từ một buổi diễn thuyết và vợ tôi không đến đón tôi ở sân bay, tôi đã giận dữ và rất đau. Nỗi đau đó nói lên điều gì, nó khiến tôi nhớ về lần mẹ tôi từng bỏ rơi tôi khi tôi 1 tuổi bởi vì để cứu sống tôi mẹ tôi phải gửi tôi cho người lạ và nỗi đau từ khi còn bé vì bị bỏ rơi vẫn ở trong tôi, nó trồi lên vì bị kích thích bởi vợ tôi khi bà ấy đã không đến sân bay để đón tôi.
    Tôi có thể tóm gọn lại là những gì tôi đang cố trình bày ở đây: những năm đầu đời rất quan trọng, hãy chắc chắn rằng 3 4 5 năm đầu đời là những năm quan trọng nhất đối với bạn và nếu bạn có con cái hãy hy sinh mình cho những năm đầu đời của nó. Và nếu bạn là người lớn đang phải trải qua trầm cảm, lo lắng, nghiện ngập, bệnh tật hãy quay lại tuổi thơ của bạn tìm hiểu sao bạn lại bị tổn thương, chữa lành những tổn thương đó và bạn có thể chữa lành chính mình."
    Người dịch: Nội Lệ Hằng
    #healing
    #trauma
    #j2team_sharing
    #thanhhuong
     
  2. Mình khá đồng tình với quan điểm này
     
  3. Ảnh hưởng cực kì luôn =(((