Hãy đăng bài và bài viết ca bn s đưc lên top tìm kiếm google

Diễn đàn SEO bài viết lên Google Search tốt nhất

Share Từ Đất Đai Đến Con Người: Trồng Cây Thuốc Lá Gây Tổn Thương Toàn Diện

Thảo luận trong 'NewBie ( Người Mới )' bắt đầu bởi dancingshop7, 30/9/24.

  1. dancingshop7

    dancingshop7 Thành Viên

    10%
    21/7/24
    82
    0
    6
    Nam
    Trong quá trình chế biến cây thuốc lá, việc sấy theo hình thức công nghiệp sau này khiến khói bụi xuất hiện nhiều hơn. Các lò sấy thuốc lá không chỉ ngốn số lượng lớn cây rừng mà còn thải ra các khói bụi gây ô nhiễm không khí.
    Các chuyên gia về môi trường cho hay với mỗi vụ trồng thuốc lá dài trung bình ba (03) tháng, người nông dân phải sử dụng 16 loại thuốc trừ sâu và nhiều loại phân bón hóa học.
    Hiện nay trên thế giới cây thuốc lá có mặt ở khoảng 125 quốc gia, trong đó Trung Quốc là quốc gia sản xuất số lượng lớn nhất, 2,4 triệu tấn.
    Vui lòng đăng kí hoặc đăng nhập để thấy liên kết tại BigMMO
    [​IMG]
    Thuốc lá là cây sử dụng nhiều chất dinh dưỡng trong đất. Không có loại cây nào hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng trong đất (gồm kali, phốt pho và ni tơ) nhiều như cây thuốc lá, dẫn đến hiện tượng xói mòn đất ngày càng nhanh, khiến đất bị bạc màu.
    Là một loại cây được sử dụng để chế biến thuốc lá cây thuốc lá đã có mặt từ lâu đời cách đây khoảng 4000 năm và đến nay người ta cũng sử dụng nó như một nguyên liệu công nghiệp. Cây có nguồn gốc từ vùng Nam và Trung Mỹ về sau được các nước châu Âu đem trồng ở các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi, trong đó có Việt Nam.
    Cây thuốc lá là loại cây được trồng và sử dụng lâu đời, nó còn có tên gọi khoa học là Nicotiana tabacum. Với đặc điểm cây trồng, ở nước ta cây thuốc lá được trồng chủ yếu tại các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc và Tây nguyên, gồm Cao Bằng, Lạng Sơn, Hòa Bình, Đăk lak, Gia Lai…
    Hiện nay cây thuốc lá được đánh giá là một trong những cây công nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao, giúp người dân vùng núi vương lên thoát nghèo. Những lợi ích trước mắt mà cây thuốc lá đem lại là không thể phủ nhận tuy nhiên ảnh hưởng lâu dài của nó không hề nhỏ.
    Ở nước ta, cây thuốc lá thường được trồng nhiều ở một số vùng như Thanh Hóa, Cao Bằng, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Gia Lai, Con Tum, Đắk Lắk…với tổng diện tích khoảng 17.000 ha.
    Tại nhiều địa phương, cây thuốc lá được xem là một trong những loại cây trồng giúp xóa đói giảm nghèo bởi nó đem lại giá trị kinh tế cao. Song, không thể phủ nhận rằng cây thuốc lá không chỉ có tác hại cho sức khỏe con người mà còn cả môi trường.
    Cây thuốc lá là loài cây rất háo nước nên thường được trồng ở các vùng đất ẩm như vùng trũng, gần ao hồ. Diện tích đất ở những nơi trồng thuốc lá thường có tình trạng bạc màu, cằn cỗi, đặc biệt ở vùng đồi dốc.
    Để trồng cây thuốc lá người trồng phải sử dụng nhiều loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ. Từ đó, các chất độc hại có trong thuốc thẩm thấu, tích tụ gây ô nhiễm nguồn nước và đất.
    Theo đánh giá của các nhà khoa học, cây thuốc lá không chỉ nguy hại cho đất mà việc trồng cây thuốc lá sẽ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế của các loài cây khác. Chính vì vậy, họ đã khuyến cáo người dân không nên vì lợi ích kinh tế trước mắt mà hủy hoại đất canh tác.