Hãy đăng bài và bài viết ca bn s đưc lên top tìm kiếm google

Diễn đàn SEO bài viết lên Google Search tốt nhất

Hướng Dẫn Tứ Niệm xứ là gì? 4 niệm Thân, Thọ, Tâm, Pháp mang nghĩa gì?

Thảo luận trong 'NewBie ( Người Mới )' bắt đầu bởi Huongtaotac, 1/3/24.

  1. Huongtaotac

    Huongtaotac Thành Viên

    10%
    3/2/24
    71
    0
    6
    Nữ
    Bạn đã hiểu rõ Tứ Niệm xứ là gì hay chưa? 4 niệm Thân, Thọ, Tâm, Pháp mang những ý nghĩa như thế nào đối với Phật tử.

    Tứ Niệm Xứ là thuật ngữ dùng nhiều trong Phật giáo. Được hiểu là sự thiết lập, xây dựng chánh niệm tỉnh giác. Và nhằm giúp cho con người đạt đến sự viên mãn của giác ngộ và tâm tỉnh thức.

    Đây cũng là triết lý của đức Phật trao truyền cách đây hàng ngàn năm nhưng vẫn còn lưu giữ thực hành. Và không tách rời khỏi các lẽ sống thiết thực của con người. Do vậy, Tứ Niệm xứ là một bài pháp vô cùng thiết thực trong đời sống. Để đệ tử xuất gia và phật tử tại gia áp dụng tu tập.

    Hãy cùng theo dõi Vui lòng đăng kí hoặc đăng nhập để thấy liên kết tại BigMMO để tìm hiểu kĩ hơn về Tứ Niệm Xứ là gì nhé!

    [​IMG]
    Tứ niệm xứ là gì​
    Tứ Niệm xứ là một bài pháp vô cùng thiết thực trong đời sống, để đệ tử xuất gia và phật tử tại gia áp dụng tu tập.

    Bạn hiểu Tứ Niệm Xứ là gì?
    Ta có thể hiểu Tứ nghĩa là bốn, Niệm là nhớ nhung, tưởng nhớ luôn canh cánh trong lòng. Và Xứ là địa chỉ, nơi chốn.

    Do đó Tứ Niệm Xứ được hiểu nôm na là 4 nền tảng cốt lõi của Đạo Đế. Mà những người tu Phật giáo cần phải chú ý để tâm, coi trọng và quan sát, ghi nhớ. Bốn Niệm đó là: Thân bất tịnh; Pháp vô ngã; Tâm vô thường, Thọ thị khổ.

    Trong Phật giáo Nguyên Thuỷ, cũng có nói. Việc thực hành thiền quán sẽ tập trung vào 4 đối tượng. Đó chính là: Thân (cơ thể); Thọ (cảm giác); Pháp và Tâm. Đây là các phạm trù hay nguyên tắc chính có trong giáo lý của Đức Phật.

    [​IMG]
    tứ niệm xứ giảng giải​
    Tứ Niệm Xứ chính là con đường độc nhất đưa chúng sanh đến với sự thanh tịnh. Và diệt trừ khổ ưu, vượt khỏi sầu não, thành tựu chánh trí, sau cùng là chứng ngộ niết bàn.

    Trước khi bắt đầu việc thực hành Tứ Niệm Xứ, Phật đã dạy rằng phải giữ gìn giới luật. Có trì giữ được giới luật thì thân tâm mới được trong sạch, nhẹ nhàng, khoan thai. Và có thể bước vào hành thiền và đạt nhiều kết quả tốt đẹp.

    Hiểu về khái niệm Tứ Niệm Xứ trong kinh Nikaya
    Phật dạy rằng: tất cả chúng sanh đều không phân biệt đẳng cấp, sang hèn, chủng tộc. Nếu tất cả thực hành theo giáo lý của Phật trao truyền ắt sẽ được giải thoát, an vui. Và có thể thoát khỏi sầu đau.

    Cũng theo đạo Phật, sự giải thoát không hề ở đâu xa. Mà nó ngay ở trong chính cuộc sống hiện tại này. Con đường giải thoát duy nhất mà Ngài đã dạy cho chúng ta thông qua kinh điển Nikaya. Đó chính là Định, Giới và Huệ. Kinh Tứ Niệm Xứ đã luôn dạy rằng:

    “Này các tỳ – kheo, đây chính là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho tất cả chúng sanh, vượt khỏi ải sầu não, thành tựu chánh trí, diệt trừ khổ ưu, chứng ngộ niết bàn. Đó gọi là bốn niệm xứ.”

    Bốn niệm xứ chính là. Quán thân trên thân; quán tâm trên tâm; quán thọ trên các thọ và quán pháp trên các pháp.

    Tứ niệm xứ là pháp môn Chỉ – Quán hay còn được gọi là Ðịnh – Tuệ song tu. Giới luật được ví như một hàng rào vững chắc ngăn chặn không cho ngoại ma xâm nhập vào. Và giữ gìn nội tâm yên tĩnh, để đi vào được định một cách dễ dàng. Bởi vậy mà Ðức Phật luôn dạy đệ tử của Ngài luôn phải hành trì giới luật trước khi hành thiền. Ðiều này đã được đức Phật nói rõ ràng ở trong bài Ðại Kinh Xóm Ngựa dưới đây:

    • Một: Phải biết tàm và quý khi nhận của cúng dường.
    • Hai: Thân hành, ý hành, khẩu hành, sanh mạng phải được minh chánh, thanh tịnh.
    • Ba: Phải hộ trì tất cả các căn.
    • Bốn: Phải tiết độ trong chuyện ăn uống.
    • Năm: Phải luôn chú tâm cảnh giác.


    [​IMG]
    tứ niệm xứ gồm những gì​
    Hiểu về ý nghĩa của Tứ Niệm Xứ
    Thứ nhất: Quán niệm về thân
    Quán niệm về thân nghĩa là thực hành thiền định về thân. Nhằm mang lại sự bình yên, thanh tịnh trong cuộc sống. Việc thực hành quán niệm này sẽ thông qua hơi thở, thông qua cử chỉ. Và thông qua các bộ phận cấu thành, cụ thể:

    Quán niệm về thân được thông qua hơi thở
    Quán thân thông qua hơi thở là 1 hình thức quán sổ tức. Hay gọi là đếm hơi thở. Đây là hình thức phải theo dõi hơi thở vào, hơi thở ra ngắn hay dài như thế nào. Lúc ấy chính bản thân sẽ nhận thức được. Và biết rõ được tầm quan trọng từng hơi thở của mình.

    Con người có thể nhịn uống, nhịn ăn trong một khoảng thời gian dài. Tuy nhiên không thể thiếu hơi thở. Nếu bạn không còn hơi thở, mạng sống của bạn sẽ không còn nữa.

    Phật đã dạy rằng, khi hít vào thở ra thì chúng ta cần phải có ý thức. Và theo dõi được hơi thở ấy. Hơi thở ra ngắn hay dài thì phải biết là ngắn, dài thật sáng suốt và tỉnh táo.

    Quán niệm về thân được thông qua các hành động
    Quán niệm về thân thông qua các hành động là thông qua các cử chỉ. Kể như: đi, ngồi, đứng, nằm,… Để kiểm soát tất cả các hoạt động của thân thể.

    Ngài khuyến cáo Phật tử phải luôn ý thức trong từng hành động. Và phải luôn nhận thức được khi mình đi thì biết đi đâu. Khi đứng thì biết đứng ở đâu. Khi ngồi thì biết mình ngồi như thế nào…

    Từ đó, thông qua quán thân giúp cho ta kiểm soát được các hoạt động của bản thân bằng chánh niệm. Điều này sẽ đưa ta trở về với hiện tại; xa lìa lối sống mưu cầu hạnh phúc bằng viển vông, tưởng tượng,…

    Quán niệm về thân được thông qua các bộ phận cấu thành
    Theo truyền thống của Phật giáo, thân của con người do tứ đại hợp thành. Tức làbốn yếu tố: nước, đất, gió, lửa. Thân sẽ chịu sự chi phối của sanh, lão, bệnh, tử.

    Tuy nhiên, quán thân sẽ là vô thường, là bất tịnh. Ta không được bi quan, bỏ rơi hay hủy diệt nó. Bởi vì, mục đích của việc quán thân bất tịnh. Chính là giúp con người vượt khỏi những quỵ lụy đau khổ, vướng mắc chấp trước vào thân này.



    [​IMG]
    Thông qua quán thân giúp kiểm soát các hành động của bản thân và đưa ta trở về với hiện tại​
    Thứ hai: Quán niệm về thọ
    Thọ là được viết tắt của từ cảm thọ tức. Chính là khảo sát tâm lý của chúng sanh. Đây là một trong những cơ sở không thể thiếu trong việc hình thành nên tâm thức con người.

    Thọ bao gồm có tâm thọ và thân thọ và có ba trạng thái.

    • Thứ nhất: Lạc thọ là tâm lý sung sướng, thích thú, hứng khởi trước đối tượng.
    • Thứ 2: Khổ thọ là trạng thái tâm lý buồn chán, khổ não…
    • Thứ 3: Bất khổ bất lạc thọ ngụ ý phần tâm lý trung dung, không thiên lệch về phía khổ cũng như về phía lạc.
    Theo kinh Trung Bộ III, số 140, Đức Phật đưa ra lời dạy chúng sanh.

    Là “Này các Tỳ kheo, do duyên tiếp xúc với lạc nên lạc thọ khởi. Do duyên tiếp xúc với khổ nên khổ thọ khởi. Do duyên tiếp xúc với bất khổ bất lạc nên bất khổ bất lạc thọ khởi”.

    Nhận diện được thọ thì phải có mặt của ý thức. Không có ý thức về điều này thì sẽ không có cảm tưởng về khổ thọ, lạc thọ hay bất khổ bất lạc thọ.

    Thọ càng nhiều khiến chúng ta càng cảm thấy hạnh phúc. Tuy nhiên khổ hạnh thì luôn đi cùng với hạnh phúc. Con người luôn lo sợ sẽ chết sớm và không được hưởng tất cả vật chất, của cải đã tạo ra. Hay bản thân luôn lo sợ bị đánh cắp và sẽ vô cùng đau khổ khi điều đó xảy đến. Hoặc khi bị lâm vào sa cơ lỡ vận trở nên trắng tay lại khổ đau cùng cực, chán chường, thất vọng,…

    => Đó là tất cả nỗi khổ của lạc thọ thuộc về vật chất.

    Tuy nhiên, cảm thọ đưa đến an lạc hay là khổ đau. Nó lại tùy thuộc rất nhiều vào mức độ giác ngộ của mỗi người. Đối với người Phật tử có sự tu tập, trí tuệ quán chiếu. Thì luôn làm chủ được tâm của mình trước những cảm thọ.



    [​IMG]
    Đối với người Phật tử có tu tập, có trí tuệ quán chiếu thì luôn làm chủ được tâm mình​
    Thứ ba: Quán niệm về tâm
    Khó để định nghĩa về Tâm như một sự vật cụ thể. Nhưng lại dễ dàng mắt bắt và nhận diện được nó qua các khái niệm thường nghe. Như tâm thiện, tâm ác, tâm tham, tâm sân, tâm ích kỷ,… Đây đều là những biểu hiện của tâm vốn ở trong đời sống.

    Quán niệm về tâm tức là ta đang dùng tâm để quán tâm. Nghĩa là đang ý thức về tâm của mình để thấy được sự hiện diện và hoạt động của nó.

    Tâm cũng có cảm giác an tịnh hay đau khổ. Bởi thế mà con người luôn tồn tại căn bệnh trầm kha khó chữa mang tên tâm bệnh. Nguyên nhân chính của căn bệnh này xuất phát chính từ tham, sân, si. Tham về địa vị, của cải vật chất hay tình cảm… Tham do không được thì sân hận cùng đau khổ sầu não mà sinh ra bệnh.

    Đức Phật đã dạy: “Này các Tỳ kheo, chấp tâm thức là thường còn, còn sai lầm và tệ hại hơn là chấp thân xác là thường còn. Vì thân xác người còn có thể tồn tại vài chục năm cho tới một trăm năm. Còn tâm thức của người thì sanh diệt đổi thay trong từng giây phút” (Tạp A Hàm, T.II).

    Thứ tư: Quán niệm về pháp
    Theo giáo lý của nhà Phật, chữ Pháp được hiểu. Là bao hàm cả nhân sinh và vũ trụ, tinh thần và vật chất, tâm lý và vật lý. Pháp được chia làm hai nhóm chính là tâm pháp và sắc pháp:

    • Một: Tâm pháp là pháp không thể nhìn thấy được, không có hình tướng, nhưng có tri giác.
    • Hai: Sắc pháp có hình chất gây ra nhiều trở ngại. Và không có tri giác ( ví dụ như cái bàn, ly nước, cái cây…).


    [​IMG]
    Pháp được chia làm hai nhóm là tâm pháp và sắc pháp​
    Quán niệm về pháp hợp đủ cả Tâm pháp cùng sắc pháp. Sắc pháp được dùng chỉ chung cho các pháp ngoại giới cùng thân người. Tâm pháp cùng sắc pháp đều do nhân duyên mà thành nên chúng được gọi là hư vọng.

    Kinh Lăng Nghiêm đã dạy: “Nhân duyên hòa hợp hư vọng hữu sanh, nhân duyên ly tán hư vọng hữu diệt”. Nghĩa chỉ: Các nhân duyên nhóm họp thì giả dối có sanh, các nhân duyên chia rẽ, thì giả dối có hoại diệt. Vậy là đủ biết: Tất cả các pháp làm nhân duyên cho nhau. Chứ không có tự tướng. Không có tự tướng, thì tức là “vô ngã”.

    Ví dụ như trong một giấc chiêm bao. Do nhân duyên chiêm bao hiện ra thấy cảnh này cảnh khác. Mà người chiêm bao cũng nhầm tưởng đó là sự thật. Cho đến khi tỉnh giấc thì mới nhận ra đó chỉ là những viễn cảnh ở trong giấc mơ.

    Mỗi con người chúng ta cũng thế. Nếu bản thân không nhận ra được sự giả dối của sự vật. Trong khi cảnh duyên với tâm, tâm duyên với cảnh và vạn pháp hiện ra giữa vũ trụ. Chúng ta cũng tưởng nhầm là thật có. Nhưng kỳ thức, thì tất cả các pháp đều là “vô ngã”.

    Do không biết đến “pháp vô ngã” nên tâm thì vẫn muốn yên vui. Nhưng lại không lúc nào được an yên, luôn bị lôi cuốn vào vòng xoáy tranh đoạt, sinh tử,…. Bởi vậy, quan niệm về pháp chính là đưa tâm và thân trở về sống với thực tại vốn có.

    Như vậy thông qua bài viết trên của Đồ Thờ Đức Hiệp đã giúp bạn đọc hiểu phần nào về khái niệm Tứ Niệm Xứ là gì. Cũng như ý nghĩa của 4 tứ niệm Thân – Pháp – Thọ – Tâm mà Ngài đã dạy.

    Đồ Thờ Đức Hiệp tuân theo truyền thống Phật Giáo. Và cung cấp nhiều tài liệu Phật giáo có giá trị một cách phi lợi nhuận. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn.

    Nam Mô A Di Đà Phật!

    Liên hệ:

    • Công ty/ Xưởng: Đồ thờ Đức Hiệp Sơn Đồng.
    • Hotline/zalo: 0983.400.046 – 0879.555.111
    Showroom – Xưởng sản xuất: Phía sau ngân hàng Agribank Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội. (Ngõ 31, ngã tư Sơn Đồng).

    Tham khảo thêm về nội dụng:

    Vui lòng đăng kí hoặc đăng nhập để thấy liên kết tại BigMMO

    Vui lòng đăng kí hoặc đăng nhập để thấy liên kết tại BigMMO

    Vui lòng đăng kí hoặc đăng nhập để thấy liên kết tại BigMMO

    Vui lòng đăng kí hoặc đăng nhập để thấy liên kết tại BigMMO